Người bị gout nên ăn gì? Nên kiêng cử thực phẩm gì?

Triệu chứng bệnh gout

Bệnh gout là một trong những căn bệnh phổ biến và gây khó chịu nhất đối với những người mắc phải, đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi. Để giúp chữa trị và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng bệnh tái phát, chế độ dinh dưỡng thích hợp là yếu tố cực kỳ quan trọng và thậm chí còn mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với những loại thuốc đặc trị cho căn bệnh này.

Tuy nhiên với một số người bị bệnh gout vẫn còn phân vân về việc chọn lựa những thực phẩm nên sử dụng để hỗ trợ điều trị dứt điểm; ngoài ra những loại thực phẩm nào không nên ăn để tránh mắc phải những triệu chứng liên quan đến căn bệnh này. 

Triệu chứng bệnh gout

Bệnh gout là gì?

Gout là một loại bệnh có triệu chứng thường thấy là viêm khớp gây sưng tấy, đau và viêm đột ngột ở các khớp. Thông thường những triệu chứng đau, viêm sẽ xuất hiện ở ngón chân cái hoặc lây ra những bộ phận khác như ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Nguyên nhân xuất phát từ nồng độ acid uric trong máu khi này cao hơn hẳn so với mức quy định, từ đó các tinh thể này sẽ lắng đọng lại trên các cơ khớp và gây sưng tây, viêm thấp khớp; thậm chí gây cảm giác đau dữ dội không ngừng.

Những cơn đau này thường diễn ra vào ban đêm và kéo dài liên tục từ 3 – 10 ngày gây cảm giác khó chịu, đau nhức khó ngủ. Đa số những người bị bệnh gout không thể tự đào thải acid uric một cách tự nhiên mà cần phải dùng đến những loại thuốc giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra một số trường hợp bị dư thừa hoạt chất này là do yếu tố di truyền hoặc trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng gì tới bệnh gout?

Đa số nguyên nhân gây ra bệnh gout là đều xuất phát từ chế độ ăn uống hằng ngày của mỗi người. Khi bạn hấp thụ quá nhiều hoạt chất purine – loại hoạt chất có chứa nhiều trong các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản hoặc thức uống có cồn như rượu bia; sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu một cách đột ngột và gây ra tình trạng dư thừa.

Đối với người bình thường khỏe mạnh thì việc này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên đối với những người bị bệnh gout thì khả năng tự đào thải lượng acid uric dư thừa trong cơ thể là không thể. Vậy nên khi này sẽ phải dùng thuốc đặc trị để giúp cải thiện tình trạng của bệnh và đồng thời giảm thiểu nồng độ acid uric tránh nguy cơ mắc phải bệnh gout. Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều đường fructose và chất ngọt cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên đối với các sản phẩm làm từ bơ sữa chứa nhiều chất béo được đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến mức acid uric trong máu.

Bệnh gout là gì

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Đây là một trong những thắc mắc lớn nhất đối với những người đang bị bệnh gout. Để có thể chữa trị một cách hiệu quả và ngăn ngừa tốt nguy cơ mắc bệnh thì bạn phải kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao hợp lý cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. 

Trái cây các loại, hầu hết các loại thực phẩm này đều có lợi cho người mắc bệnh gout. Đặc biệt nhất là quả Cherry, loại trái này có khả năng giảm thiểu lượng acid uric đáng kể và đồng thời hạn chế nguy cơ hình thành nên triệu chứng của bệnh.

Những loại rau xanh cũng có khả năng điều trị bệnh gout rất tốt. Một số loại thực phẩm như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm các loại, cà tím và rau xanh mang lợi ích rất tốt cho những người bị bệnh gout. Hơn nữa, những loại thực phẩm này còn giúp bồi bổ sức khỏe và cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Thực phẩm cho bệnh gout

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và lúa mạch cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp nâng cao quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động tốt hơn; nhờ đó hàm lượng acid uric trong máu cũng được giảm đáng kể.

Các thực phẩm khác như trứng, sữa tươi cũng chứa hàm lượng chất béo tự nhiên và dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, đau thấp khớp hiệu quả cao. Bên cạnh đó, những loại thức uống như cà phê, trà và trà xanh cũng có những công dụng tương tự.

Trong việc chế biến món ăn thì nên sử dụng dầu thực vật để góp phần tăng thêm vị thơm ngon của món ăn, đồng thời cải thiện bệnh gout tốt hơn nhờ vào các hoạt chất chống oxy hóa cao có trong loại dầu ăn này.

Người bị bệnh gout nên kiêng cử gì?

Hoạt chất Purine chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng liên quan đến bệnh gout. Vì vậy, để tránh mắc phải những triệu chứng của bệnh gout cách tốt nhất bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Purine; hơn nữa có thể thay thế bằng các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh các loại,…Ngoài ra bạn cũng không nên ăn những loại thực phẩm có chứa lượng đường frutose cao vì đây cũng được coi là một trong những yếu tố khiến cho bệnh tình nặng thêm.

Thực phẩm không nên ăn

Những thực phẩm không dành cho người bị bệnh gout có thể kể đến là nội tạng của các động vật chẳng hạn như gan, thận, não, tim… Đây là những thực phẩm chứa khá nhiều Purine, nếu sử dụng trong một thời gian dài và với liều lượng quá nhiều sẽ khiến cho hàm lượng acid uric trong máu tăng cao. Các loại thịt như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai cũng nên tránh tiếp xúc. Thêm vào đó là một số loại thực phẩm cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết… và một số loại hải sản khác là những loại thực phẩm mà người đang bị bệnh gout tuyệt đối không được ăn để ngăn ngừa tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra các thức uống nhiều đường như nước ngọt hoặc có chứa cồn nhiều sẽ khiến cho nồng độ acid uric tăng đột ngột và gây ra những triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức cơ khớp.

Thức uống không nên uống

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Tuy chúng không chứa nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng lại có lượng dinh dưỡng rất thấp và một số thành phần trong đó có thể làm tăng nồng độ acid uric.

Trong khẩu phần ăn mỗi ngày của người bị bệnh gout thì nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, hải sản hoặc thực phẩm đóng hộp. Tốt nhất là chỉ ăn với liều lượng vừa phải và nên tăng cường ăn thêm các loại rau xanh hoặc trái cây tươi khác để cải thiện bệnh tình và ngă ngừa khả năng bệnh phát triển.

Kiểm soát chế độ sinh hoạt hằng ngày

Ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày bạn cũng nên sắp đặt cho mình một chế độ sinh hoạt một cách hợp lý và có tính khoa học. Điều này sẽ góp phần rất lớn đến việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout hoặc một số triệu chứng bệnh khác.

Ngăn ngừa gout bằng việc giảm cân

Nếu bạn đang bị gout, tình trạng béo phì cũng có thể gây ra một số triệu chứng liên quan đến bệnh này. Khi bị thừa cân, cơ thể lúc này sẽ không thể đẩy mạnh các insulin để loại bỏ lượng đường trong máu. Hơn nữa, các yếu tố kháng insulin khác cũng sẽ khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Vì thế việc giảm cân cũng góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout và ngăn ngừa nguy cơ phát triển của bệnh. Tuy nhiên cũng không nên áp dụng những chế độ ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên

Có một chế độ luyện tập thể dục khoa học và điều độ sẽ giúp hoạt động trong cơ thể được nâng cao; qua đó các quá trình trao đổi chất hoặc quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sẽ được cải thiện. Hàm lượng acid uric trong máu cũng sẽ giảm thiểu một cách đáng kể.

Bổ sung lượng nước cần thiết

Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và tăng cường hoạt động của gan. Khi đó lượng acid uric dư thừa trong cơ thể cũng sẽ được giảm thiểu và hạn chế sự hình thành và phát triển của bệnh gout. Mỗi ngày bạn nên uống đủ 4 lít nước là có thể cung cấp lượng nước cho cơ thể và tăng cường hoạt động của các cơ quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua