Trong những triệu chứng thường hay dễ bị mắc phải hằng ngày thì hiện tượng đau bụng là một trong những dấu hiệu gây khó chịu và khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi nhất. Những dấu hiệu gây đau bụng đột ngột thường hay khiến cho bạn luôn phải mệt mỏi và không thể tập trung làm việc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau bụng, thậm chí còn có những tác nhân gây đau bụng mà ai ai có thể ngờ đến. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân tiềm ẩn và các cách chữa trị đau bụng hiệu quả tại nhà, Madefresh sẽ giúp bạn những thắc mắc trên thông qua những chia sẻ dưới đây.
Nội dung chính
Các dấu hiệu đau bụng thường gặp
Thông thường các dấu hiệu đau bụng thấy rõ nhất là các đau nhói liên hồi hay có cảm giác đau tức tối trong bụng; thậm chí là các cơn đau co thắt đột ngột khiến cơ thể khó chịu, không thể đi lại bình thường.
Riêng với cơn đau bụng âm ỉ là tình trạng nhiều người mắc phải nhất. Khi gặp tình trạng này ở phần bụng sẽ xuất hiện các cơn đau bị ngắt quãng, tuy nhiên tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Theo các bác sĩ chuyên khoa xác định khái niệm của các cơn đau bụng đột ngột được gọi là đau bụng cấp tính. Còn với trường hợp đau liên tục trong thời gian dài gọi là đau bụng mạn tính.
Nguyên nhân gây đau bụng
Chứng đầy hơi, khó tiêu
Có thể là cảm giác không thoải mái ở phần bụng trên hay ở sau xương ức. Nó thường xuất hiện sau khi ăn một loại thức ăn cụ thể, có thể là đồ ăn chứa nhiều chất béo và đạm. Cũng có thể là cảm giác ợ hơi nhiều và có vị chua trong miệng . Nó thường xuất hiện trong một vài giờ đồng hồ. Dùng thuốc có bán ở các hiệu thuốc có thể sẽ làm dịu cơn đau.
Với người già hay những người mắc bệnh tim, đau bụng do khó tiêu xuất hiện khi gắng sức hay căng thẳng sẽ đáng lo ngại. Đôi khi khó có thể phân biệt cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim với chứng khó tiêu. Nếu đau lan lên quai hàm hay xuống cánh tay trái thì có thể đó là cơn đau thắt ngực. Nếu nó mất đi nhanh, hãy thử đến khám bác sĩ, còn nếu nó không dịu đi và cảm thấy khó chịu, hãy gọi cấp cứu.
Táo bón
Táo bón là một nguyên nhân thường gặp. Táo bón có nghĩa là số lần đi ngoài ít hơn so với bình thường hay khó rặn hoặc đau khi đi ngoài. Đôi khi có đau bụng từng cơn ở vùng bụng dưới. Nếu táo bón nặng, có thể gặp chướng bụng và mệt mỏi.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ, sau 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến rõ ràng. Các triệu chứng có thể khá khác nhau, gồm có: Đau bụng, chướng bụng, có thể tiêu chảy và/hoặc táo bón. Các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất. Hội chứng ruột kích thích không chữa trị được nhưng các triệu chứng có thể thường giảm đi nếu điều trị.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm ở ruột thừa. Ruột thừa là một túi nhỏ lồi ra khỏi thành ruột. Viêm ruột thừa là 1 bệnh lý hay gặp hằng ngày. Triệu chứng đặc hiệu là đau bụng nặng lên dần dần trong vòng 6 đến 24 giờ đồng hồ. Đau thường khởi đầu từ vùng giữa bụng hay trên rốn, nhưng sau đó thường lan đến vùng hông bên phải. Một số trường hợp có ít triệu chứng đặc hiệu.
Sỏi thận
Đau bụng đầu tiên ở lưng và có cảm giác như lan ra vùng bụng đến mặt trong đùi, có thể là do sỏi thận. Đau bụng dữ dội xuất hiện, đau quặn lên từng cơn sau đó biến mất và được gọi là cơn đau quặn thận. Đau mất đi khi viên sỏi đi qua được vị trí tắc nghẽn. Đôi khi sỏi không thể đi qua, cần phải đến bệnh viện để tán sỏi thành những viên nhỏ hơn. Có thể còn có máu trong nước tiểu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Đây là nguyên nhân thường gặp của cơn đau liên tục ở vùng bụng dưới ở phụ nữ. Nó rất ít gặp ở nam giới. Kèm theo đau bụng, có thể có mệt mỏi và vã mồ hôi. Khi đi tiểu, có thể đau nhói, đau buốt và đái máu.
Viêm nhiễm vùng tiểu khung
Viêm nhiễm vùng tiểu khung là tình trạng nhiễm trùng ở tử cung và ống dẫn trứng, điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng hay gặp nhất là đau ở vùng bụng dưới (tiểu khung), có thể đau từ nhẹ đến nặng. Có thể đau trong khi quan hệ. Phụ nữ có thể gặp chảy mủ âm đạo kèm theo, có huyết trắng hôi và ngứa.
Sỏi mật
Rất nhiều người không biết họ có sỏi mật. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, và được gọi là cơn đau quặn mật. Vị trí đau nhất thường là bên phải, ngay dưới xương sườn. Nếu sỏi được đẩy vào ống dẫn mật (sau đó xuống ruột) hay quay trở lại túi mật thì đau sẽ giảm và mất đi. Nếu đau nhiều vùng bụng trên bên phải kèm theo có tình trạng vàng da và sốt, đó có thể là bạn đã có sỏi trong đường dẫn mật chính và có tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện sớm để có chẩn đoán chính xác và phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Đau bụng do sỏi mật có thể kéo dài một vài phút nhưng phổ biến hơn là vài giờ đồng hồ. Đau dữ dội có thể chỉ xuất hiện một lần trong đời hay có thể thỉnh thoảng tái phát. Đôi khi những cơn đau ít dữ dội nhưng khó chịu thỉnh thoảng xuất hiện, đặc biệt là sau một bữa ăn nhiều chất béo khi mà túi mật co nhỏ nhất.
Đau bụng kinh
Phần lớn phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt đều thấy đau bụng. Đau thường ở mức độ vừa phải nhưng một số trường hợp đau dữ dội đến mức ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày, không thể đến trường hay làm việc được. Với người già, đau bụng có xu hướng giảm đi. Có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm để làm dịu bớt cơn đau.
Ngộ độc thức ăn
Khi nhắc tới ngộ độc thức ăn, chúng ta thường nghĩ tới viêm dạ dày ruột điển hình, một tình trạng viêm nhiễm ở ruột mà thường gây ra ỉa chảy, có hoặc không có nôn kèm theo. Triệu chứng thường gặp là đau bụng từng cơn kèm nôn ói. Cơn đau có thể dịu đi một lúc sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói.
Loét dạ dày – tá tràng
Đau do ổ loét có thể xuất hiện và tự mất đi. Đau ở vùng bụng trên nhưng cũng có thể đau xuyên ra sau lưng. Đau thường xuất hiện vào buổi tối và lúc thức dậy. Ăn vào có thể bớt đau nhưng với một số loại loét lại đau tăng lên. Bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn nội soi dạ dày đề loại trừ các bệnh lý ác tính và có phương hướng điều trị thích hợp
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh gây nhiễm trùng đường ruột. Bệnh thỉnh thoảng xuất hiện. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào phần nào của ruột bị viêm và mức độ viêm nhiễm. Các triệu chứng hay gặp là ỉa chảy, ỉa máu, đau bụng và mệt mỏi.
Một số cách chữa trị đau bụng hiệu quả tại nhà
1. Chườm nóng làm dịu cơn đau bụng
Bạn có thể chườm nóng để làm giảm cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích. Để áp dụng cách hết đau bụng này, bạn nên mua túi chườm nóng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh rồi cuộn chai vào khăn để chườm. Dù chườm nóng bằng phương pháp nào, bạn cũng nên cẩn thận không để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng. Nếu bạn đau bụng do táo bón, hãy tắm nước ấm pha muối Epsom. Đây cũng là một cách hết đau bụng rất hiệu quả.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5