Một số cách chữa đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Các triệu chứng đau bụng

Với các chị em phụ nữ, hiện tượng đau bụng kinh đã không còn quá xa lạ và thậm chí đây còn là vần đề khiến mọi người luôn cảm thấy khó chịu mỗi khi mắc phải. Vào những ngày đầu chu kì kinh nguyệt, ngoài những dấu hiệu cảm xúc tiêu cực xảy ra thì thường kèm theo với triệu chứng đau bụng hoặc phần xương chậu khiến cho phụ nữ luôn có cảm giác đau đớn, khiến cho việc sinh hoạt và đi lại trở nên khó khăn hơn, thậm chí còn gây biếng ăn hoặc sốt cao.

Đau bụng kinh là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra chỉ ở phụ nữ và có tính chất định kỳ hàng tháng khi cơ thể người phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị thụ thai. Hiện tượng này sẽ xảy ra mỗi tháng một lần và dễ gặp nhất ở độ tuổi sinh sản. Khi ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, phần tử cung sẽ hình thành một lớp niêm mạc mô máu cho buồng trứng sản xuất ra trứng.

Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, một số trường hợp sẽ có dấu hiệu bị đau bụng hoặc ở vùng xương chậu theo từng cơn ngắt quãng. Theo tài liệu nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa nhận định những triệu chứng đau bụng này được gọi là đau bụng kinh.

Các triệu chứng đau bụng

Thông thường các cơn đau này sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày với các mức độ khác nhau, có thể gây âm ỉ liên tục trong cả ngày hoặc xuất hiện các cơn đau dữ dội. Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh sẽ có dấu hiệu đau ở phần bụng dưới. Đôi lúc có thể lây lan đến vùng lưng dưới, vùng háng hay thậm chí là đùi trên. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra tệ nhất trong những ngày đầu của kinh nguyệt, sau một vài ngày sau các triệu chứng và mức độ của các cơn đau sẽ giảm dần.

Nguyên nhân đau bụng kinh đến từ đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau bụng kinh:

  • Một phần do hoạt động co thắt với cường độ cao ở trong tử cung để giúp đào thải máu kinh ra khỏi cơ thể.
  • Một số trường hợp phụ nữ có cơ địa cổ tử cung hẹp, nhỏ cũng sẽ khiến cho việc đẩy máu kinh ra ngoài gặp khó khăn, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.
  • Bên cạnh đó cũng có những trường hợp hiếm hoi vùng tử cung bị dị tật bẩm sinh như tử cung ngả sau hoặc ngả trước làm ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
  • Hiện tượng đau bụng kinh cũng sẽ xuất phát từ nguyên nhân di truyền từ mẹ sang con. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, với các bà mẹ hay mắc chứng đau bụng kinh khi sinh con gái đều sẽ gặp phải hiện tượng này.
  • Do việc kiểm soát vòng tránh thai cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyết, từ đó dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh thường xuyên xảy ra.

Triệu chứng đau bụng

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày không hợp lý và khoa học cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên các triệu chứng đau bụng. Nhất là việc ăn đồ cay nóng quá nhiều, không giữ ấm cho vùng bụng khi đến ngày kinh nguyệt.
  • Sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố như: nồng độ hormone progesterone và prostaglandin gia tăng bất thường trong máu làm ảnh hưởng đến tử cung.
  • Một số nguyên nhân cũng xuất phát từ phản ứng phụ của các loại bệnh phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Nguyên nhân này cũng được xem là tác nhân chính gây ra các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội và liên hồi.
  • Do sự vận động quá nhiều và nặng trong ngày có kinh nguyệt.

Thông thường trong thời gian khoảng 28 ngày, nếu như không xuất hiện hiện tượng thụ tinh cho trứng, tử cung sẽ co thắt lại với mục đích kích thích và làm phần nội mạc tử cung được đẩy ra; vì thế mà các cơn đau gây cảm giác khó chịu cũng xuất hiện. Một phần là bởi có hoạt chất tổng hợp Prostaglandin trong niêm mạc tử cung có chức năng chính trong quá trình này. Ngoài ra các cơn đau bụng kinh có thể gây ức chế khả năng máu lưu thông đến các vùng niêm mạc tử cung hoặc nội mạc tử cung.

Các cách tính thời chu kỳ kinh nguyệt 

Dựa vào thời gian

Đây là cách tính đơn giản nhất để giúp cho chị em phụ nữ có thể theo dõi và kiểm soát được quá trình sinh hoạt và hoạt động của mình trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên phương pháp này cũng không mang tính chính xác cao vì những giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt sau sẽ có thể chênh lệch nhau một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khách quan như: chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, tâm sinh lý của phụ nữ, cơ địa của từng người khác nhau,…

Dựa vào các dấu hiệu

Một số dấu hiệu đặc trưng mà chị em phụ nữ sẽ dễ nhận thấy rõ khi sắp tới những ngày “đèn đỏ” này; tuy nhiên cũng tùy theo cơ địa mỗi người khác nhau sẽ xuất hiện những hiện tượng và triệu chứng khác nhau. Điểm đặc biệt ở phương pháp này là khả năng tính khá là chính xác, điều này sẽ giúp cho chị em có sự chuẩn bị tốt hơn khi đến những ngày kinh nguyệt này. Mặc dù vậy nhưng phương pháp này thường ít người áp dụng vì phương pháp này phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, ngoài ra những triệu chứng cũng sẽ xảy ra khác nhau.

Một số cách chữa trị đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

1. Dùng túi chườm nhiệt

Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng túi nóng hoặc một tấm khăn mềm ngâm nước ấm để chườm lên vùng bụng, việc này sẽ giúp làm dịu cơn đau tức thời. Nhiệt độ ấm sẽ giúp các cơ sẽ được giãn nở và làm hạn chế hiện tượng co thắt, từ đó sẽ giảm thiểu cơn đau bụng kinh gây khó chịu.

Ngoài ra, bạn còn có thể chườm ở vùng lưng dưới để làm dịu cơn đau nếu như hiện tượng đau bụng kinh làm lây lan ra vùng lưng dưới. Hoặc ngoài ra bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, đây cũng là một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc làm dịu các cơn đau trên toàn bộ cơ thể.

Chườm nước ấm

2. Massage vùng bụng nhẹ nhàng

Phương pháp này cũng là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu hiệu quả các cơn đau vùng bụng dưới. Khi xuất hiện các cơn đau bụng kinh, bạn có thể dùng tay massage vùng bụng dưới để giúp các cơ xương chậu được thư giãn và hạn chế được các cơn co thắt từ các cơ. Ngoài ra bạn cũng có thể massage kết hợp với các loại tinh dầu massage hoặc sữa dưỡng thể để tạo cảm giác dễ chịu hơn và còn nuôi dưỡng làn da.

3. Sử dụng thuốc trị đau bụng kinh

Nếu trong trường hợp không thể áp dụng những phương pháp đơn giản tại nhà, bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc trị đau bụng kinh không kê đơn; một số loại thuốc có thể kể đến như: Acetaminophen (Tylenol); Ibuprofen (Motrin). Công dụng chính của những loại thuốc này là kháng viêm tốt và làm dịu các cơn đau tức thời.

Thêm vào đó, các loại thuốc này còn phát huy được hiệu quả đối với triệu chứng chuột rút kinh nguyệt. Để tránh những tác dụng phụ của thuốc cách tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng dùng.

4. Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày

Trong những ngày “đèn đỏ”, việc giữ cho thân thể luôn được sạch sẽ là điều tất yếu. Tuy nhiên bạn chỉ nên tắm rửa với nước ấm để giúp thư giãn các cơ và làm dịu bớt các cơn đau gây khó chịu. Tránh việc tắm nước lạnh sẽ khiến cho các cơ sẽ co thắt thêm khiến cho tình trạng nặng hơn, các cơn đau vùng bụng dưới và một số vùng khác trên cơ thể cũng sẽ ngày càng nhiều và gây đau hơn. Đặc biệt là tuyệt đối không quan hệ tình dục trong những ngày kinh nguyệt này để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Giữ ấm cho cơ thể

Khi trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ có hiện tượng bị rét lạnh, nhất là vùng bụng dưới. Việc giữ ấm cho cơ thể sẽ giúp cho lượng máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng hơn; đồng thời các hệ cơ cũng được thư giãn và hoạt động co thắt của tử cung cũng sẽ nhịp nhàng hơn. Các cơn đau bụng kinh cũng từ đó mà giảm hẳn theo từng ngày.

Đau bụng kinh là gì

6. Chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng dành cho những ngày kinh này cũng là yếu tố khá quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng dễ gặp phải trong chu kì kinh nguyệt. Trong các bữa ăn hằng ngày bạn nên bổ sung các loại trái cây, rau xanh, cá,.. có chứa lượng dưỡng chất vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra các cơn đau cũng sẽ xuất hiện ngắt quãng và theo từng cơn, vì vậy bạn không nên để bụng rỗng hoặc ăn quá no sẽ khiến cho các cơn đau sẽ nặng thêm. Bên cạnh đó cũng cần phải giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm cay nóng và thức uống có gas, cồn.

7. Tránh vận động quá nhiều

Trong những ngày “đèn đỏ” này bạn cũng không nên vận động quá sức hoặc luyện tập quá nặng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó nên tập các bài tập yoga hoặc đi có thể nằm nghỉ ngơi để các cơ được thư giãn hạn chế các triệu chứng gây đau bụng.

Đau bụng kinh nên ăn những thực phẩm gì?

Ngoài những phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà, bạn cũng cần phải lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng trong những ngày này.

Các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định rằng hoạt chất Omega 3 mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị các cơn đau bụng kinh. Trong đó Cá béo chính là một trong những nguồn cung cấp Omega 3 có đặc tính chống viêm và làm dịu cơn đau tức thời. Ngoài ra cũng còn một số loại cá khác cũng chứa khá nhiều hàm lượng chất béo này bao gồm: Cá hồi; cá thu; cá mòi,…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn thực phẩm cá ít nhất 2 lần/ngày để có thể cung cấp đẩy đủ dưỡng chất đặc biệt là Omega 3 giúp hỗ trợ điều trị các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra cũng có thể dùng kết hợp với hạt Lanh; quả óc chó để tăng thêm khả năng hấp thụ dưỡng chất Omega 3.

Hàm lượng chất sắt trong cơ thể bị thiếu hụt là bởi lượng máu kinh bị mất đi khá nhiều trong thời ki kinh nguyệt diễn ra. Để bù đắp lại hàm lượng chất sắt bị hao hụt trong cơ thể, bạn cũng có thể ăn những loại thịt đỏ như thịt bò nạc. Vì vậy, trong những ngày “đèn đỏ” này bạn nên bổ sung thường xuyên thịt bò vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cung cấp đầy đủ lượng chất sắt cùng với một số khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm tốt cho phụ nữ

Qua đó, hiện tượng chảy máu kính cũng sẽ được giảm thiểu theo từng ngày. Bên cạnh đó, với những người thường hay ăn chay cũng có thể thay thế thịt đỏ bằng thực phẩm rau xanh như cải bó xôi hoặc một số loại đậu. Những món ăn này cũng sẽ giúp bù đắp các dưỡng chất và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng chất xơ dồi dào trong các loại rau củ quả cũng sẽ giúp cung cấp lượng khoáng chất magie cần thiết cho cơ thể; loại hoạt chất này cũng có khả năng làm giảm thiểu các cơn đau bụng kinh hay xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra các dưỡng chất khác như vitamin A, E và một số hoạt chất khác trong rau xanh cũng sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ triệu chứng dễ xảy ra trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Trong những ngày “đèn đỏ” này chị em phụ nữ thường hay có cảm giác thèm đồ ngọt, nhất là socola. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng các cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đó là vì khi ăn quá nhiều socola sẽ khiến cho lượng đường trong cơ thể tăng quá cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên bạn cũng có thể thay thế bằng việc ăn socola đen. Loại socola này thường chứa ít đường hơn những loại khác nên có thể ăn thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến cơn đau bụng kinh. Hơn nữa, khi ăn socola cũng sẽ cung cấp lượng magie giúp giảm thiểu các cơn đau bụng kinh.

Những loại thức uống nên dùng khi đau bụng kinh

Ngoài những thực phẩm hỗ trợ cho việc chữa trị và ngăn ngừa các cơn đau bụng kinh, việc lựa chọn các thức uống cho những ngày kinh nguyệt cũng là một yếu tố khá quan trọng. Điều quan trọng nhất chính là việc duy trì lượng nước nhất định trong cơ thể, nhất là trong những ngày kinh nguyệt diễn ra. Hơn nữa nước lọc cũng có thể giúp hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn quá no. Các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng ngoài việc gây cảm giác khó chịu cho cơ thể mà còn khiến cho các cơn đau bụng trở nên trầm trọng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, sử dụng nước ấm sẽ làm dịu cơn đau bụng kinh tốt hơn so với nước lạnh. Ngoài việc sử dụng nước lọc, bạn cũng có thể pha chế riêng cho mình một số thức uống khác thay thế để thay đổi khẩu vị cho mỗi ngày.

  • Trà lá phúc bồn tử Lá phúc bồn tử (mâm xôi) có đặc tính chống viêm, giảm đau hiệu quả nên cũng phát huy khá tốt trong việc chữa đau bụng kinh. Cách sử dụng loại nguyên liệu này đơn giản nhất là hãm trà để uống. Mặt khác, trà lá phúc bồn tử còn có công dụng ngăn ngừa táo bón.

  • Sinh tố trái cây Tùy vào thành phần trái cây góp mặt trong món sinh tố của bạn mà cơn đau bụng kinh có thể được thuyên giảm như thế nào. Chẳng hạn như:Sinh tố táo và cải bó xôi cung cấp nhiều vitamin cũng như khoáng chất mà cơ thể đang thiếu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hỗn hợp sữa hạnh nhân và rau chân vịt là nguồn bổ sung sắt cùng magie dồi dào. Đây là hai loại chất khoáng có khả năng chữa đau bụng kinh đáng kể. Mặt khác, bạn còn có thể tăng lượng sắt và magie hấp thụ bằng cách thêm nhiều thực phẩm như chuối, hạt bí ngô, đậu xanh, thịt đỏ và bông cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày hoặc làm thành một ly sinh tố hấp dẫn.

Những thắc mắc liên quan đến chu kì kinh nguyệt

1. Thời gian có kinh nguyệt trong bao lâu là bình thường?

Khi có kinh nguyệt lần đầu tiên, các triệu chứng trong giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Trong những ngày “đèn đỏ”, chỉ có một số hiện tượng xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện một vài vết máu màu nâu đỏ. Tuy nhiên những lần kinh nguyệt sau sẽ có thể kéo dài và diễn ra nhiều hơn. Thông thường thời gian kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 7 – 8 ngày tùy theo cơ địa của từng người.

2. Phải làm gì nếu bị chảy máu nặng?

Nếu đang chảy máu kinh quá nhiều mà cần phải thay đổi băng vệ sinh hoặc tampon mỗi 1-2 giờ hoặc nếu thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, thì nên đến gặp bác sĩ. Cần đi khám bác sĩ ngay khi cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, hoặc mạch nhanh dồn dập.

3. Đau bụng kinh có nên ăn đồ ngọt?

Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe và cũng không cải thiện được chứng đau bụng kinh. Thay vì ăn nhiều đồ ngọt để loại bỏ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn nên ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, tránh tiêu thụ các chất kích thích.

4. Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Khi gặp những trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, bạn vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị trong những ngày kinh nguyệt. Các loại thuốc giảm cơn đau không kê đơn sẽ giúp làm dịu các cơn đau tức thời và kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng và liệu lượng để tránh bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ có thể xảy ra.

5. Đau bụng kinh có nên uống rượu không?

Trong những ngày “đèn đỏ” này thì tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các đồ uồng có chứa gas, cồn để không gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó bạn có thể pha chế các loại nước ép rau quả hoặc sinh tố trái cây thay thế vừa bồi bổ sức khỏe vừa làm dịu các cơn đau bụng kinh thường hay gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua