Bệnh viêm kết mạc do virus gây ra hay mọi người vẫn thường hay gọi là đau mắt đỏ, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất hiện nay gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Loại bệnh này rất dễ lây lan với mọi thành phần đối tượng và đặc biệt vào những ngày hè oi bức tình trạng này còn diễn ra với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Mặc dù loại bệnh này có thể được chữa trị hiệu quả nhưng nguy cơ bệnh tái phát cũng sẽ cao do hệ miễn dịch trong cơ thể con người không có khả năng phòng ngừa các triệu chứng gây nên bệnh đau mắt đỏ.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Thông thường bệnh đau mắt đỏ xuất phát từ những nguyên nhân do nhiều yếu tố gây nên như điều kiện môi trường, khí hậu, thói quen sinh hoạt hằng ngày,… Nhưng chung quy sẽ có 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Do Virus Yếu tố này được xem là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện kèm với một số triệu chứng dễ thấy rõ như ra ghèn dây, cảm giác ngứa trong mắt, chảy nước mắt do cộm, sưng tấy ở mi mắt, thị lực bị suy giảm; thậm chí sẽ có hiện tượng bị chói sáng khi có biến chứng khô mắt. Đặc biệt loại bệnh này có khả năng lây lan nhanh nhất khi tiếp xúc trực tiếp với dịch thể của người bệnh như nước mắt; ngoài ra cũng có thể bị lây nhiễm khi bệnh nhân ho, hắt hơi lúc bị viêm họng hay cảm cúm.
- Do Vi khuẩn Thường thì bệnh đau mắt đỏ là kết quả của sự gây viêm nhiễm do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae …, đồng thời sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn nếu không chữa trị kịp thời. Khi gặp phải căn bệnh này những triệu chứng có thể xuất hiện như dấu hiệu trên 2 mi mắt có ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính vào mỗi sáng khi thức dậy, có cảm giác ngứa và chảy nước mắt, nếu tình trạng của bệnh nặng hơn có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, thị lực bị suy giảm không phục hồi.
- Do Dị ứng Ngoài ra còn có một số tác nhân gây ra triệu chứng của bệnh như bụi bẩn trong môi trường, lông vật nuôi trong nhà, phấn hoa, thuốc, … Tuy nhiên những tác nhân này sẽ không dễ bị phát hiện hay xác định được diễn biến của bệnh ra sao.
Những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Khi mắc phải loại bệnh này, trong cơ thể sẽ bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên như sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch, nhãn cầu bị đỏ một phần ở 1 hoặc cả 2 mắt; nhiều gỉ mắt đọng lại trên 2 mí; mắt có cảm giác ngứa rát, bị chói ánh sáng…. Thậm chí có người còn bị suy giảm thị lực, dấu hiệu chảy nước mắt xảy ra liên tục.
4 cách chữa trị đau mắt đỏ hiệu quả tức thời tại nhà
Tuy có nhiều phương pháp chữa trị đau mắt đỏ nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả và thích hợp với cơ địa của mỗi người. Sau đây Madefresh sẽ mách cho bạn những các chữa trị đau mắt đỏ mà bạn vẫn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà và còn giúp chữa trị một cách nhanh chóng.
1. Sử dụng khăn ấm đắp cho mắt
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, bạn chỉ cần lấy khăn mềm ngâm vào nước nóng rồi vắt khô nước; sau đó đắp lên vùng mắt bị đau và giữ nguyên trong khoảng 10 phút sẽ có tác dụng. Lưu ý một điều là bạn nên để khăn có nhiệt độ ấm thích hợp để tránh khiến cho vùng da mắt bị tổn thương vì đây là vùng da nhạy cảm.
Việc sử dụng khăn nóng để đắp lên mắt sẽ giúp gia tăng lưu thông máu đến những vùng da mà bạn đắp khăn lên. Thêm vào đó, nhiệt độ cao cũng sẽ giúp kích thích lượng dầu tiết ra trên mí mắt, giữ cho mắt luôn có độ ẩm và không bị hiện tượng khô mắt.
2. Sử dụng khăn lạnh đắp cho mắt
Đối với trường hợp sử dụng khăn ấm mà không có hiệu quả trong việc chữa trị đau mắt đỏ, bạn vẫn có thể ngâm khăn với nước lạnh để hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh. Việc đắp lên mắt khăn mềm ngâm vào nước lạnh cũng sẽ giúp làm dịu hẳn các triệu chứng của bệnh và trị dứt điểm bệnh tình một cách nhanh chóng.
Nhiệt độ lạnh của khăn khi tiếp xúc lên vùng da mắt sẽ làm dịu triệu chứng sưng tấy, đau nhức ở mắt; đồng thời còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên cũng nên lưu ý về nhiệt độ của khăn, nếu đắp lên mắt lúc khăn còn quá lạnh cũng sẽ gây tổn thương cho vùng da mắt.
3. Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Chức năng hoạt động của nước mắt là duy trì độ ẩm cần thiết cho mắt, đồng thời còn giúp loại bỏ mọi bụi bẩn dính lên mắt gây khó chịu. Ngoài ra nước mắt còn giúp cho mắt tránh khỏi tình trạng bị khô dẫn đến những dấu hiệu làm tổn hại đến giác mạc. Khi gặp phải trường hợp mắt bị khô trong bất kì khoảng thời gian nào, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp cải thiện tình trạng của mắt và hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến những căn bệnh liên quan đến mắt.
Tuy nhiên cũng nên tìm mua những loại thuốc nhỏ mắt có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến giác mạc. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về loại thuốc có hiệu quả cao và cách chữa trị đau mắt đỏ nhanh chóng.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng những loại thuốc đặc trị cho bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ giúp giảm thiểu bệnh tình một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các loại thuốc kháng sinh có khả năng ngăn ngừa dấu hiệu viêm nhiễm do vi khuẩn xâm từ bên ngoài gây ra và đồng thời làm dịu hẳn mọi triệu chứng gây đau rát, ngứa ngáy, chảy nước mắt,… mang lại kết quả hiệu quả rõ rệt.
Một số điều cần biết để phòng ngừa mắc bệnh đau mắt đỏ
Việc phòng ngừa nguy cơ xuất hiện bệnh đau mắt đỏ cũng được xem là yếu tố thiết yếu, nếu bạn biết cách phòng ngừa loại bệnh này thì chắc chẳn sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và ngoài ra còn giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân khác gây hại cho mắt.
1. Thường xuyên thay mới kính áp tròng
Đối với những người đang sử dụng kính áp tròng mà mắc phải chứng đau mắt đỏ mãn tính; khả năng cao nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này có thể là từ loại kính áp tròng mà bạn đang dùng. Lý do là bởi những vật liệu được dùng để chế tạo các loại kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng hoặc tác động lên giác mạc dẫn đến gây viêm nhiễm vùng mắt. Cách tốt nhất là bạn nên thay loại kính áp tròng mới để hạn chế nguy cơ mắc bệnh; ngoài ra trong trường hợp vẫn bị chứng đau mắt đỏ thì hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm bệnh tình.
Hơn nữa, loại dung dịch dùng để ngâm kính áp tròng cũng có thể là yếu tố gây ra chứng đau mắt đỏ, đó là bởi một số thành phần trong dung dịch này có thể gây ảnh hưởng đến vật liệu của kính. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tìm mua những loại dung dịch phù hợp với kính để tránh việc gây kích ứng cho mắt.
2. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Khi cơ thể bị mất nước, phần nhãn cầu có thể sẽ bị chuyển dần thành màu đỏ ngầu; dấu hiệu này thường là biểu hiện xấu cho vùng mắt thậm chí là gây tổn hại đến thị lực. Đối với một người bình thường thì mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể khoảng 4 lít nước để độ ẩm trong cơ thể luôn được cân bằng, nhất là đôi mắt luôn duy trì độ ẩm cần thiết. Chính vì thế việc bổ sung nước thường xuyên là việc thiết yếu mà bạn cần phải làm mỗi ngày trong mọi thời gian.
Ngoài ra trong chế độ dinh dưỡng thì việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm đã qua chế biến; đặc biệt là các loại bơ sữa và thức ăn nhanh sẽ gây viêm nhiễm. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là hãy giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm trên và bổ sung thay thế các loại rau xanh hoặc những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, các loại thực phẩm như cá đặc biệt là cá hồi và các loại hạt chứa dồi dào axit béo omega 3 có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả cực kỳ tốt.
3. Ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh
Môi trường sinh hoạt xung quanh bạn cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Nếu sống trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại như khói bụi, ô nhiễm môi trường,… sẽ khiến cho nguy cơ mắc phải chứng đau mắt đỏ là rất cao. Ngoài ra ở những môi trường có không khí khô nóng, độ ẩm cao hoặc những nơi có gió nhiều cùng sẽ rất dễ gây ra bệnh đau mắt đỏ.
4. Thực phẩm cần kiêng cử và nên ăn khi bị đau mắt đỏ
Khi mắc phải bệnh đau mắt đỏ, các loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng của bệnh.
Loại thực phẩm cần kiêng cử
Đối với những trường hợp bị đau mắt đỏ thì một số loại thực phẩm sau đây cần nên tránh tiếp xúc như hải sản, nhất là tôm, cá, ốc; rau muống ( nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng xuất hiện ghèn thường xuyên); các chất kích thích, thức uống có ga; thực phẩm chứa mỡ động vật. Ngoài ra cũng không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh.
Loại thực phẩm nên sử dụng
Các thực phẩm như Cà rốt, Rau xanh (trừ rau muống), ớt chuông cam, lòng đỏ trứng, Dầu cá, Chất chống oxy hóa astaxanthin, Quả việt quất.
Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
5. Vệ sinh cá nhân đúng cách
Việc vệ sinh cá nhân hằng ngày cũng là việc làm khá quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc chứng đau mắt đỏ. Luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng mắt; bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để rửa mắt mỗi ngày.
Tránh sử dụng chung khăn mặt, khăn lông để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm của bệnh. Lý do là bởi loại bệnh này thường có khả năng lây nhiễm cao qua dịch thể của người bệnh đặc biệt là nước mắt.
Một số thắc mắc liên quan đến chứng đau mắt đỏ
1. Chứng đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?
Đối với trường hợp phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và khỏi hẳn trong vòng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ hoặc áp dụng các phương pháp điều trị không đúng cách sẽ rất dễ gây nên nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến vùng mắt như gây loét giác mạc, giác mạc bị viêm nhiễm thậm chí là mù lòa.
2. Đau mắt đỏ có lây không?
Khả năng lây lan của chứng đau mắt đỏ là rất cao. Có rất nhiều yếu tố gây lây nhiễm có thể kể đến một số như: Việc tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, nước bọt, nước mắt,…; Tiếp xúc với những vật dụng có khả năng lây nhiễm bệnh cao như tay nắm cửa, điều khiển, chìa khóa,… Và đặc biệt là sử dụng chung các vật dụng cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho khả năng lây nhiễm tăng cao.
3. Đau mắt đỏ có sốt không?
Khi bị chứng đau mắt đỏ, một số dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện như cơ thể mệt mỏi; sốt nhẹ, đau họng, ho khan. Trong trường hợp bệnh tình trở nên nặng hơn, thị lực lúc này sẽ bị suy giảm, phần mắt có thể bị phù và chuyển sang màu đỏ ngầu, kết mạc bị viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến nhãn cầu.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5