Trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp thì loại tinh dầu Bạc hà đã trở nên quen thuộc và thậm chí còn là thành phần nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các phương pháp chăm sóc cho làn da. Về công dụng và những lợi ích khác mà loại tinh dầu này mang lại cho người dùng ắt hẳn sẽ có không ít người còn mơ hồ về điều này.
Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh về loại tinh dầu này cũng như tiện cho việc sử dụng thường xuyên để chăm sóc làn da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách pha chế tinh dầu Bạc hà dễ làm tại nhà.
Lá Bạc hà từ thời xưa đã là một trong những nguyên liệu tự nhiên được Đông y và y học hiện đại áp dụng rộng rãi trong các phương pháp trị liệu một số loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và trị cảm hiệu quả rõ rệt. Một phần là nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa mọi tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, loại nguyên liệu tự nhiên này còn được sử dụng để sản xuất ra một số sản phẩm phổ biến hiện nay như nước súc miệng, kem đánh răng, gel rửa tay, kẹo ngọt,… nhờ hương thơm the mát đặc trưng cùng với khả năng giữ cho răng miệng luôn được sạch sẽ và thơm mát.
Nội dung chính
Công dụng của tinh dầu Bạc hà
Ngoài những công dụng của lá Bạc hà thì khi áp dụng để chiết xuất ra tinh dầu còn mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe khác.
1. Dưỡng môi
Hầu hết trong thành phần của các sản phẩm son môi hữu cơ đều được tinh chế từ tinh dầu bạc hà. Loại tinh dầu này có tác dụng duy trì độ ẩm cho môi, qua đó giúp giảm thiểu tình trạng làn môi bị nứt nẻ và giữ cho da môi luôn được mềm mại. Thông thường những loại sản phẩm này có niên hạn kéo dài từ 1 – 2 năm.
Đa số các loại sản phẩm dưỡng môi đều mang lại hiệu quả cao tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý tìm hiểu kỹ về thành phần và nguồn gốc để tránh gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến làn da. Đặc biệt là cần phải chú ý phân biệt giữ loại tinh dầu và hương liệu Bạc hà vì 2 loại này là hoàn toàn khác biệt nhau. Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm cho mình một loại son dưỡng môi hiệu quả cao tại nhà rất dễ làm. Nguyên liệu gồm có: 3 thìa bơ ca cao; 2 thìa dầu dừa; 12 giọt tinh dầu bạc hà.
Cách thực hiện: Trước tiên cần nấu chảy bơ và hòa thêm dầu dừa trong nồi cách thủy hoặc có thể sử dụng lò vi sóng. Tiếp theo khuấy đều hỗn hợp này đến khi hòa quyện hoàn toàn và có độ sệt, mịn nhất định. Hòa thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào và tiếp tục khuấy đều hỗn hợp. Tắt bếp và nhanh chóng cho hỗn hợp vào lọ đựng. Bảo quản nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp và dùng trong 3 – 4 tháng.
2. Cải thiện tình trạng da bóng dầu
Khi thời tiết trở nên se lạnh, làn da của bạn có thể sẽ tiết ra nhiều dầu nhờn hơn bình thường để bảo vệ da tránh bị bong tróc. Tuy nhiên, điều này vô tình có thể khiến bạn bị mụn trứng cá. Trong những trường hợp như thế này, bạn nên sử dụng tinh dầu bạc hà để điều trị mụn. Nguyên nhân là do trong bạc hà có chứa các thành phần chống khuẩn giúp làm sạch bề mặt da.
Bạn có thể giảm thiểu mụn trứng cá bằng cách cải thiện tình trạng da dầu cùng với công thức sau. Nguyên liệu gồm có: 4 giọt tinh dầu bạc hà; 8 giọt tinh dầu tràm trà; 200g gel lô hội. Trộn đều hỗn hợp trước khi thoa trực tiếp lên những vùng da xuất hiện nhiều dầu. Kiên trị áp dụng phường pháp này mỗi ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt.
3. Giảm thiểu bã nhờn trên da đầu
Vào những ngày trời lạnh và không khí khô ráo, da đầu của bạn cũng có thể bị tiết nhiều dầu hơn. Đây là tình trạng thường gặp ở một số người. Điều này khiến cho da đầu và mái tóc của bạn trở nên nhờn và bết dính. Để cải thiện tình trạng này, hãy thử sử dụng tinh dầu bạc hà bởi vì bạc hà có thể hấp thu bớt lượng dầu thừa tích tụ trên da đầu bằng cách:
- Trộn 2–4 thìa giấm táo cùng 1 tách nước, thêm vào vài giọt tinh dầu bạc hà.
- Sau đó, thoa lên da đầu và nhẹ nhàng mát xa trong vòng vài phút.
- Cuối cùng, gội đầu lại với dầu gội và xả sạch lại với nước ấm.
- Thực hiện thường xuyên, đặc biệt là vào những ngày trời lạnh nhé.
4. Dưỡng ẩm cho mái tóc bóng mượt
Nếu mái tóc của bạn thường bị khô, xơ rối và chẻ ngọn vào mùa đông, có lẽ bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc mái tóc. Liệu pháp massage da đầu thường xuyên cùng với tinh dầu bạc hà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Các dưỡng chất chứa trong bạc hà sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc từ chân tóc, đồng thời giúp cấp ẩm cho da đầu. Ngoài ra, không chỉ có hương thơm dịu nhẹ, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng làm mát da đầu và khiến bạn cảm thấy thư thái.
Để dưỡng ẩm cho da đầu, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Hòa 12 giọt tinh dầu bạc hà và 12 giọt tinh dầu hương thảo vào dung dịch chứa sẵn dầu ô liu và dầu jojoba theo tỷ lệ 1:1. Khuấy đều dung dịch cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Sau đó thoa lên da đầu và nhẹ nhàng mát xa trong vòng vài phút. Hãy dùng mũ trùm bọc tóc lại và để yên tối thiểu 1 tiếng hay thậm chí để qua đêm. Thực hiện biện pháp này mỗi tuần một lần để nuôi dưỡng mái tóc dày đẹp và da đầu khỏe mạnh.
Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà
Có rất nhiều công dụng nhưng tinh dầu bạc hà cũng có vài điều đáng chú ý nên các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh những sai xót không đáng xảy ra nhé. Các bạn cũng nên chú ý một số điểm khi dùng sản phẩm này như:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và để xa tầm tay trẻ em, không để tinh dầu tiếp xúc với lửa. Không được uống trực tiếp tinh dầu nguyên chất bạc hà.
Không làm cho tinh dầu nguyên chất bạc hà rơi vào mắt. Nếu bạn lỡ làm rớt vào mắt thì cần rửa sạch ngay lập tức và tới gặp bác sĩ để tư vấn. Không được thoa vào các vết thương hở. Cần tới tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em, người đang bệnh nặng. Nếu tinh dầu bạc hà bị biến đổi có mùi và màu sắc kì lạ không được tiếp tục sử dụng nữa.
Các cách sử dụng tinh dầu Bạc hà áp dụng cho một số trường hợp
Tinh dầu bạc hà là dòng sản phẩm đa dạng về công dụng vì thế mà nó cũng có được nhiều cách sử dụng khác nhau, mỗi một cách lại mang đến những hiệu quả khác nhau cho người dùng. Hiện nay thì dòng sản phẩm này được nhiều người sử dụng với các phương pháp như:
- Xông hơi bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu Bạc hà vào nồi nước sôi. Đắp kín người và thực hiện xông trong khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp cơ thể được thư giãn và đồng thời cải thiện tình trạng viêm xoang mũi, nghẹt mũi.
- Trong trường hợp bị say tàu, xe chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu Bạc hà lên khăn tay và hít từ từ. Hương thơm của Bạc hà sẽ giúp giảm thiểu tình trạng say tức thời.
- Dùng vài giọt tinh dầu Bạc hà để thấm lên băng gạc hoặc khăn tay, sau đó đắp lên vùng thái dương; vùng cổ hoặc trán để giúp làm dịu các cơn đau đầu và giảm stress hiệu quả.
- Pha loãng tinh dầu bạc hà với các loại dầu nền hoặc dầu dưỡng không mùi, sau đó xoa lên bụng sau bữa ăn hoặc xoa lên lòng bàn chân để chữa các bệnh tiêu hóa.
- Có thể hòa tinh dầu bạc hà vào bồn tắm để ngâm mình. Điều này sẽ giúp thư giãn cho cơ thể, cải thiện các dấu hiệu mệt mỏi, bệnh dạ dày, nghẹt mũi, làm dịu các cơn đau nhức cơ khớp,…
Cách Làm Tinh Dầu Bạc Hà
Nguyên liệu gồm có: 300g Lá Bạc hà; dùng lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy; 300 ml Rượu vodka hoặc các loại rượu làm từ ngũ cốc nồng độ cồn từ 45 – 50%; tấm vải để lọc bã Bạc hà sau khi chiết xuất.
Bước 1: Khi sử dụng cần tìm mua những loại lá Bạc hà tươi và không bị dập. Trước tiên cần rửa sạch lá và đem phơi khô ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm phân hủy tinh chất trong lá bạc hà; nên phơi từ 1 – 2 ngày để lá khô hoàn toàn. Lưu ý cần phải rải đều lá để tránh hiện tượng bị ẩm mốc.
Bước 2: Tiếp theo băm nhỏ và xé vụn lá đã phơi khô ra, ngoài ra có thể dùng cối để dằm nhuyễn lá sẽ thu lại nhiều tinh chất hơn. Đổ phần lá đã dằm nhuyễn vào lọ thủy tinh rồi hòa cùng với rượu, khuấy đều cho tinh chất được hòa quyện hoàn toàn trong dung dịch rồi cuối cùng đậy nắp kín.
Bước 3: Bảo quản lọ dung dịch ở những nơi khô ráo thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày phải lắc đều lọ khoảng 2 lần để tinh dầu bạc hà được ngấm dần vào dung dịch. Ngâm lá Bạc hà trong khoảng 4 tuần là có thể sử dụng được.
Bước 4: Sau thời gian ngâm, mở nắp và dùng vải chắt lóc phần bã của lá ra để lấy phần tinh dầu nguyên chất. Phần tinh dầu còn lại cho vào một lọ thủy tinh nhỏ khác để sử dụng dần.
Lưu ý trong quá trình bảo quản, bạn nên để lọ tinh dầu ở nơi khô ráo và tránh nắng mặt trời để tinh dầu sử dụng được lâu hơn. Trong trường hợp tinh dầu có mùi hương lạ và khác so với loại nguyên chất thì nên ngừng sử dụng. Tuy loại tinh dầu tự pha chế này không có nồng độ ổn định nhưng nó vẫn mang lại chất lượng cao.
Một số câu hỏi liên quan đến tinh dầu Bạc hà
1. Tinh dầu Bạc hà có gây kích ứng không?
Hầu hết các thành phần trong loại tinh dầu này đều không hề gây kích ứng cho da. Vậy nên loại tinh dầu này khá thích hợp cho mọi làn da; tuy nhiên cũng không nên lạm dụng và dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến làn da.
2. Tinh dầu Bạc hà có đuổi được chuột?
Công dụng này được phát huy hiệu quả là nhờ vào mùi hương đặc trưng của Bạc hà sẽ kích thích khoang mũi của chuột, làm hạn chế khả năng tìm ngửi thực phẩm và từ đó sẽ khiến chúng bỏ đi. Chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu thấm lên bông gòn nhỏ và đặt ở những nơi chuột thường hay đi qua, việc làm sẽ giúp chuột không còn xuất hiện trong nhà của bạn nữa.
3. Tinh dầu Bạc hà có độc không?
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng trong một số trường hợp loại tinh dầu này lại gây ra những phản ứng phụ thậm chí gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.
Có hại cho hệ thống tiêu hóa: Mặc dù tinh dầu Bạc hà được sử dụng để làm dịu hệ tiêu hóa nhưng tính chất thư giãn có thể gây khó tiêu và ợ nóng.
Gây phát ban da: Trong một số trường hợp sử dụng tinh dầu Bạc hà đã ghi nhận hiện tượng bị phát ban trên da. Do đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo chỉ sử dụng tối đa 0,4 ml bạc hà cho một ngày, chia thành ba phần với liều lượng như nhau để tránh mắc phải những vấn đề về da.
Nhức đầu dữ dội và chóng mặt: Đây là một trong những tác dụng phụ dầu Bạc hà được thảo luận nhiều nhất. Hiện tượng này sẽ xảy ra nếu sử dụng với liều lượng quá nhiều.
Mụn nước trong miệng và lỗ mũi: Với những người bị dị ứng với thành phần của tinh dầu Bạc hà, bạn rất dễ bị mọc mụn nước ở lỗ mũi và miệng nếu sử dụng dầu bạc hà để hít vào. Ngoài ra cũng hạn chế sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần Bạc hà để tránh gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Theo như nghiên cứu của các chuyên gia nhận định rằng, ở một số trường hợp người mẹ trong giai đoạn đầu khi mang thai nếu sử dụng tinh dầu này có thể khiến cho tử cung co giãn bất thường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng sẩy thai.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5