Trong các vấn đề về răng miệng thì dấu hiệu nhiệt miệng là tình trạng khiến cho người mắc phải cảm giác khó chịu. Tuy tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng những dấu hiệu do nhiệt miệng gây ra như đau nhức khi nói chuyện hoặc ăn uống sẽ khiến cho bạn cảm thấy nhức nhối và thậm chí còn xuất hiện hiện tượng mùi hôi trong miệng.
Hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng tức thời nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi một số thành phần hóa chất có trong những loại thuốc này. Tuy vậy mà mọi người lại không nhận ra rằng có một số nguyên liệu tự nhiên còn có khả năng trị nhiệt miệng mà còn có thể áp dụng tại nhà một cách hiệu quả.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
- Khoang miệng bị nhiễm khuẩn Những thói quen ăn uống không đúng giờ, vệ sinh răng miệng sai cách, sinh hoạt trong đời sống,… là những nguyên nhân dẫn đến các vết loét nhỏ trong miệng; khi này một số vi khuẩn xâm nhập thông qua những vết loét này gây viêm nhiễm, làm sưng tấy, hiện tượng các vết loét có mủ,…
- Nấm miệng Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho loài nấm candida phát triển nhiều hơn trong khoang miệng, từ đó sẽ xuất hiện những mảng trắng, các vét loét trong khoang miệng làm khô họng, miệng có mùi hôi khó chịu,…
- Herpes miệng Tình trạng của căn bệnh này chủ yếu xuất phát từ tác động của virus HSV gây nên. Hiện tượng dễ thấy nhất ở khoang miệng là bắt đầu xuất hiện các mụn nước nhỏ nổi lên gây cảm giác ngứa và khó chịu; sau đó các nốt mụn sẽ vỡ ra để lại vết loét nông; đồng thời các dịch mủ trong nó sẽ khiến cho vết loét sưng to lên gây cảm giác đau rát nhiều. Đặc biệt là hiện tượng này lặp lại rất nhiều lần trong thời gian dài.
- Các loại bệnh liên quan đến miệng Một số căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay như lậu họng, sùi mào gà ở miệng, giang mai,… cũng được cho là tác nhân gây nên các vết loét trong miệng. Ngoài ra cũng có một vài yếu tố khách quan khác như stress, nóng trong người, thời tiết thất thường,…
Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiệt miệng
Các nốt mụn nổi lên trong vùng xung quanh miệng, nướu răng, môi trong,… về sau nặng hơn là các vết loét nhỏ hình thành và lan rộng khắp miệng. Đặc điểm có thể thấy rõ là các vết loét có viền ngoài rõ, bên trong vết loét có mủ trắng hoặc vàng.
Trong ăn uống, giao tiếp gặp khó khăn. Thậm chí còn có hiện tượng chảy máu ở vết loét, khi cọ xát sẽ gây đau nhức dữ dội. Người bị nhiệt miệng ăn uống không ngon miệng, biếng ăn; từ đó sẽ bị suy dinh dưỡng, cảm giác khô rát khoang miệng và nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn bình thường.
8 nguyên liệu hỗ trợ chữa trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
1. Nước muối
Việc súc miệng bằng nước muối là phương pháp trị nhiệt miệng hiệu quả nhất và còn dễ thực hiện thường xuyên tại nhà. Mặc dù tính sát khuẩn của muối sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị rát ở vết loét nhưng cũng sẽ giúp cho tình trạng nhiệt miệng mau khỏi.
Áp dụng phương pháp theo công thức sau: Lấy khoảng 5g muối hòa tan cùng với khoảng 230ml nước ấm. Súc miệng bằng dung dịch nước muối sau khi đánh răng sạch sẽ, nên súc miệng trong khoảng 15 – 30 để mang lại hiệu quả cao. Có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày để cho kết quả rõ rệt.
2. Baking soda
Hoạt tính của Baking soda có khả năng duy trì độ pH trong khoang miệng và giảm viêm nhiễm, khi đó vết loét do nhiệt miệng sẽ lành lặn nhanh hơn. Áp dụng nguyên liệu này theo công thức sau: Hòa tan 5g baking soda vào trong khoảng 230ml nước lọc. Sau khi đánh răng, súc miệng với loại dung dịch này từ 15 – 30 giây để loại bỏ mọi vi khuẩn và giảm thiểu tình trạng của vết loét do nhiệt miệng gây ra.
3. Sữa chua tự nhiên
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng tình trạng bị nhiệt miệng nguyên nhân có thể từ vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc là biểu hiện của bệnh viêm ruột. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể hạn chế tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.
Các chuyên gia dinh dưỡng qua nghiên cứu đã chứng minh rằng các men vi sinh sống có nhiều trong loại sữa chua tự nhiên sẽ giúp loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có hại và đồng thời cải thiện đường ruột tốt hơn. Bạn nên ăn sữa chua tự nhiên tí nhất 245g cho mỗi ngày để có thể giúp cho bệnh tình được cải thiện nhanh hơn.
4. Mật ong nguyên chất
Đặc tính của mật ong là kháng khuẩn, chống viêm nhiễm vậy nên loại trà mật ong là được coi là một trong những thức uống giúp chữa dấu hiệu nhiệt miệng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng loét, nổi đỏ do nhiệt miệng gây ra.
Áp dụng phương pháp này 4 lần/ngày để đạt được kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, khi sử dụng loại nguyên liệu này bạn cần phải lựa chọn loại nguyên chất, tránh sử dụng những loại mật ong pha tạp chất gây ảnh hưởng đến vùng miệng bị tổn thương.
5. Nguyên liệu dầu dừa
Công dụng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm của nguyên liệu dầu dừa được đánh giá khá cao về hiệu quả mà nó mang lại. Thêm vào đó, các hoạt chất có trong thành phần của dầu dừa có tính năng sát khuẩn và chống oxy hóa cao sẽ giúp phòng ngừa tác hại của các vi khuẩn môi trường bên ngoài xâm nhập qua vết loét, làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Vì thế nguyên liệu này có khả năng trị nhiệt miệng một cách nhanh chóng và còn ngăn ngừa nguy cơ lây lan của các vết loét.
Để chữa nhiệt miệng có kết quả rõ rệt thì tốt nhất bạn nên thoa dầu dừa lên vết loét một vài lần trong mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để giúp cho khả năng chữa trị mang lại hiệu quả tốt hơn.
6. Trà cúc La Mã
Tác dụng chính của loại trà này là làm dịu cơn đau nhức và đẩy nhanh quá trình chữa trị vết thương mang lại hiệu quả cao. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy là nhờ thành phần hoạt chất trong loại hoa này có chứa hai hợp chất là azulene và levomenol giúp kháng viêm và sát trùng.
Để chữa nhiệt miệng bạn có thể sử dụng loại túi trà đắp lên vùng da bị nhiệt miệng và giữ nguyên trong vài phút để làm dịu cơn đau của vết thương. Ngoài ra cũng có thể súc miệng với trà cúc 3 – 4 lần/ngày để cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.
7. Sử dụng oxy già trị nhiệt miệng
Nghe qua thì có vẻ lạ nhưng hiệu quả mà nó mang lại trong việc chữa nhiệt miệng đã được các bác sĩ chuyên khoa nhận định là cực kì tốt. Đó là nhờ khả năng sát khuẩn từ oxy già giúp loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở vết loét trong miệng, qua đó giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn và động thời giảm thiểu nguy cơ lây lan.
Chỉ cần pha loãng dung dịch oxy già 3% cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch này rồi thoa đều lên vết loét. Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần/ngày để giúp cho tình trạng vết loét được lành lại nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dung dịch pha loãng này để súc miệng trong khi vệ sinh răng miệng; ngậm và súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây để đạt được kết quả tốt nhất.
8. Dùng đá lạnh
Khi xuất hiện hiện tượng nhiệt miệng, bạn có thể lấy một viên đá nhỏ chườm lên vết sưng hoặc những vết loét do nhiệt miệng gây ra. Khi chườm lên, cái lạnh của đá sẽ giúp giảm thiểu lượng lưu thông của máu đến các vết loét, khi đó sẽ làm dịu cơn đau và dấu hiệu sưng tấy.
Những lưu ý cần biết để phòng tránh bị nhiệt miệng
Tuy tình trạng bị nhiệt miệng có thể được chữa trị nhanh chóng và hiệu quả nhưng đối với căn bệnh này việc phòng ngừa cũng là điều quan trọng hơn.
Để có thể phòng ngừa tốt nguy cơ mắc phải hiện tượng này, điều bạn cần phải lưu ý đầu tiên là luôn vệ sinh răng miệng thường xuyên và phải có khoa học. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng là yếu tố không nhỏ góp phần ngăn ngừa hình thành và phát triển của bệnh nhiệt miệng.
Việc ăn uống không theo giờ giấc nhất định, đặc biệt là ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ cũng sẽ khiến cho khả năng bị nhiệt miệng cao hơn và thậm chí là trầm trọng hơn. Trong những ngày hè oi bức, tuy cơ thể mệt mỏi khiến cho bạn cảm giác không ngon miệng và biếng ăn; nhưng bạn vẫn phải thường xuyên bổ sung mọi dưỡng chất cần thiết để cơ thể luôn được khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ mắc phải nhiệt miệng.
Trong trường hợp bị nhiệt miệng nặng, gây ra các cơn đau nhức liên tục và không thể chữa trị dứt điểm, cách tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Đối với những phương pháp chữa trị hiệu quả tại nhà hay bất kì phương pháp trị liệu nào cũng vậy; đều luôn phải áp dụng thực hiện theo đúng công thức và tránh việc lạm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng đến tình trạng của vết loét.
Trên đây là một số phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà mà Madefresh giới thiệu cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp và chữa trị tình trạng này một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5