Khi mới chào đời trẻ nhỏ cần được bảo vệ đặc biệt trong vòng tay cha mẹ. Trẻ còn non nớt rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài môi trường sống tấn công gây suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ. Cha mẹ cần làm gì để giúp con có một sức khỏe tốt và phát triển cao lớn mỗi ngày. Hãy cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của sữa non giúp tăng đề kháng ở trẻ nhỏ.
Nội dung chính
Sữa non là gì?
Sữa non hay còn được hiểu là nguồn sữa đầu tiên của sự sống. Một dạng sữa đặc có màu vàng sánh chứa nhiều dinh dưỡng quý giá và chất kháng thể tốt cho trẻ sơ sinh giai đoạn đầu đời. Sữa non được người mẹ tiết ra sau khi sinh con. Nguồn sữa này có chứa rất nhiều dinh dưỡng IGA, IgM, IgF, IgG…góp phần bảo vệ màng nhầy trong cổ họng, phổi và ruột của trẻ. Đồng thời bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, về da… giúp trẻ khỏe mạnh mỗi ngày.
Đặc biệt sữa non còn có các tác dụng tiêu hao đi lượng bilirubin thừa, một sản phẩm chất thải của các tế bào máu được sản xuất với số lượng lớn (sinh ra do giảm thể tích máu) từ cơ thể của trẻ sơ sinh và giúp ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Sữa non với mối quan hệ mật thiết với đề kháng của trẻ
Khi trẻ có hệ miễn dịch tốt- sức đề kháng cao trẻ sẽ ngàn ngừa nguy cơ lây nhiễm hoặc mắc các bệnh tư môi trường sống bên ngoài. Đặc biệt phòng tránh một số bệnh về hệ hô hấp, viêm phổi, tai mũi họng…
Sức đề kháng khỏe giống như một tấm khiên che lớn bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn. Gây ra các hậu quả như biếng ăn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển..
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết giai đoạn 6 đến 36 tháng tuổi: là giai đoạn bé dễ bị ốm vặt nhất bởi đây là thời kỳ diễn ra “khoảng trống miễn dịch” của bé. Vì vậy trẻ thường rơi vào tình trạng thấp còi, biếng ăn, nhẹ cân…Khoảng trống miễn dịch được hiểu là khi sinh ra, trong sữa của mẹ có nguồn kháng thể dồi dào giúp bé tăng đề kháng hiệu quả, dần dần, nguồn đề kháng này giảm dần về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, giai đoạn này bé bắt đầu ăn dặm nguồn sữa mẹ cũng sẽ giảm xuống. Nên tấm khiên kháng trẻ của trẻ cũng không còn vững chắc như giai đoạn đầu đời.
Vào thời điểm này mẹ cần đặc biệt quan tâm đến nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Nguồn thức ăn chính của con vẫn là sữa mẹ, các bữa ăn dặm chỉ là phụ nên mẹ hãy phân biệt rõ ràng tránh tình trạng gượng ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự sẵn sàng.
Khi trẻ mất đi hệ miễn dịch khỏe, trẻ sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe, hệ miễn dịch không tự động cân bằng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng được chiết suất từ sữa non cho trẻ như: immunoglobulin, sữa non từ sữa công thức cho trẻ nhỏ.
Cơ chế hoạt động của sữa non
Thành phần: trong thành phần của sữa non có chứa hàm lượng kháng thể cao gấp 8 đến 10 lần so với sữa thường. Hơn thế sữa non thường ít đường, ít muối hơn sữa thông thường nên đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh.
Kháng thể immunoglobulin về bản chất là glycoprotein do các tế bào lympho B cũng như các tương bào tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, điển hình là vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì vậy sữa có khả năng miễn dịch cho bé. Mỗi kháng thể khác nhau lại có khả năng nhận diện và vô hiệu hóa những vi khuẩn, vi rút khác nhau.
Sau đây là 5 chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa non mà mẹ nên biết:
IgG: Đây là kháng thể phổ biến nhất trong sữa non, máu và các dịch mô. IgG đã xuất hiện từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ, thông qua nhau thai và bảo vệ em bé suốt từ thai kỳ đến những tuần lễ đầu đời sau khi sinh để bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ. Giúp trẻ phát triển trong suốt thai kỳ.
IgA: loại kháng thể này chiếm 15 – 20% trong máu, sữa non, nước mắt và nước bọt. Có thể hình dung, cơ thể xuất hiện tác nhân gây bệnh ở đâu thì IgA sẽ được tiết ra ở đấy để chống lại mầm bệnh, bảo vệ cơ thể.
IgM: Đây là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh, kết hợp với các kháng nguyên tốt và giúp cơ thể tiêu diệt kháng nguyên tốt, từ đó bảo vệ cơ thể.
IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Đặc biệt khi trẻ đi qua tử cung của người mẹ để ra ngoài.
IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
Lactoferrin: có tác dụng tăng cường tỷ lệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, loại dinh dưỡng này được chứng minh có nhiều nhất trong sữa mẹ.
Lysozym: Một dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn miễn dịch bẩm sinh, có chức năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và kháng viêm cực kì hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học cho biết nguồn dinh dưỡng này có trong sữa mẹ và cao gấp hàng ngàn lần so với sữa bò.
Cytokine: Góp phần điều hòa thể dịch, giúp các chức năng của các tế bào trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh đúng theo lập trình.
Lactose: tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn bảo vệ đường tiêu hóa phát triển, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng tối đa cho bé. Đồng thời tăng cường sự hấp thụ canxi phát triển hệ xương khớp, thần kinh cho bé ngay từ khi mới chào đời.
Như vậy khi các chất dinh dưỡng nêu trên đi vào cơ thể, chúng sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình góp phần xây dựng tấm khiên vững chắc bảo vệ cơ thể trẻ khỏe mạnh mỗi ngày. Phần khác xây dựng một rào chắn vững chắc giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể. Trong trường hợp vi khuẩn vẫn vượt qua được các tấm khiên chắn kháng thể. Thì cơ chế hoạt động của các nguồn dinh dưỡng trên sẽ tiếp tục sản sinh những kháng thể khỏe mạnh khác nhằm vô hiệu quá quá trình lây lan phát triển mầm bệnh trong cơ thể trẻ.
Lưu ý khi sử dụng sữa non cho trẻ
- Cho trẻ sử dụng sữa non đúng với độ tuổi của trẻ.
- Thành phần sữa non cần được kiểm tra trước khi cho con trẻ sử dụng
- Lưu ý nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5