Đối với người Việt, rau củ là những nguyên liệu chế biến không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Có rất nhiều loại rau củ bổ ích cho sức khỏe, và củ dền cũng không phải là ngoại lệ. Cùng Madefresh tìm hiểu sâu hơn về những công dụng và những điều thú vị về loại củ này nhé!
Nội dung chính
11 công dụng của củ Dền nên biết
1. Bổ ích cho gan
Thành phần chính giúp giải độc cho gan đó là sắc tố beta cyanin có trong củ dền đỏ. Loại sắc tố này tạo hiệu ứng dây chuyền đến các mạch máu, từ đó giảm bớt sự hình thành của các lớp mỡ.
Ngoài ra phần lá và củ có tác dụng bổ máu và cho hệ tim mạch.
2. Duy trì ổn định huyết áp
Với 500 ml nước ép củ dền đỏ sẽ giúp những người có tiền sử bệnh huyết áp cao ổn định trong vòng 24 giờ. Theo như các nhà khoa học cho rằng, củ dền đỏ có khả năng làm ổn định huyết áp cao là nhờ hàm lượng lớn nitrate có trong củ dền đỏ.
3. Chống đột quỵ và bệnh đau tim
Trên thực tế, củ dền đỏ rất thích hợp cho những người ở thành phần độ tuổi trưởng thành. Củ dền đóng vai trò cốt yếu trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và chứng đột quỵ thường hay xảy ra ở độ tuổi này.
Không quả ngoa khi nói củ dền là trợ thủ đắc lực cho những người bị bệnh tim mạch, bởi củ dền có tác dụng hạ cholesterol trong máu, chống oxy hóa.
4. Trị chứng thiếu máu
Thành phần sắt chứa trong củ dền có hàm lượng cao có khả năng tái tạo và kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể một cách hiệu quả. Lợi ích hiệu quả nhất mà củ dền mang đến cho con người chính là bổ máu.
5. Giãn tĩnh mạch
Uống nước ép củ dền sẽ giúp cho duy trì độ đàn hồi của động mạch, qua đó ngăn ngừa tốt chứng giãn tĩnh mạch.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Các thành phần vitamin và khoáng chất có trong củ dền giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và chống lại một số loại bệnh phổ biến hiện nay. Thêm vào đó, một số dưỡng chất trong củ dền còn có khả năng kích thích sự oxy hóa của các tế bào máu và thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào máu mới.
7. Ngăn ngừa ung thư
Các nhà khoa học đã chứng mình rằng, củ dền có tác dụng ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của những hợp chất nitrosamines – là một trong những tác nhân gây ung thư. Vì thế, uống nước ép củ dền mỗi ngày có thể ngăn ngừa hiệu quả ung thư phổi và da.
8. Chống nhiễm toan (axit hóa)
Tính kiềm có trong cây củ dền mang lại hiệu quả và rất cần thiết trong việc phòng ngừa chứng nhiễm toan.
9. Đào thải độc
Nếu bạn muốn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nhất là độc tố từ rượu. Với một ly nước ép rau dền sẽ giúp bạn làm điều đó một cách hiệu quả.
Chất choline có trong nước ép rau dền sẽ giúp bài trừ hoàn toàn độc tố trong gan lẫn toàn bộ hệ thống trong cơ thể.
10. Bệnh gout
Với tính năng tẩy sạch tốt từ củ dền, do những thành phần hóa chất có trong củ dền có khả năng hạn chế hàm lượng axit uric trong máu cùng với sự bồi đắp của các tinh thể urate xung quanh các khớp, tình trạng bệnh gout sẽ giảm đi một cách rõ rệt
11. Trị táo bón
Uống nước ép củ dền đều đặn mỗi ngày sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện của chứng táo bón mạn tính. Chính là nhờ hàm lượng cellulose cao có trong củ dền đỏ tăng khả năng bài tiết một cách dễ dàng hơn.
Tác hại của củ Dền
Ngoài những lợi ích dinh dưỡng mà củ dền mang lại, bên cạnh đó cũng cón có một số tác dụng phụ gây hại cho người dùng.
Làm hạn chế quá trình hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể
Chất oxalate (oxalat) chiếm tỉ lệ khá cao trong củ dền, là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bị sỏi thận. Ngoài ra, đặc tính của chất oxalte là kháng dinh dưỡng nên sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể.
Hàm lượng oxalate trong rau dền thường cao hơn so với củ dền.
Chứng khó tiêu
Thành phần trong củ dền thường hay chứa nhiều FODMAPs là chất bột đường chuỗi ngắn, đây được coi là thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột.
Vậy nên đối với những có hệ tiêu hóa không ổn định, khi hấp thụ nhiều lượng FODMAPs sẽ có thể gặp triệu chứng khó tiêu hay kích thích đường ruột
Phát ban
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến các triệu chứng hay gặp như phát ban, nổi mẩn đỏ,…
Vậy nên nếu xuất hiện những hiện tượng trên, bạn nên xem xét điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mình. Lưu ý là ăn quá nhiều củ dền cũng có thể gây hại cho cơ thể thậm chí là gây sốt.
Làm tăng hàm lượng đường trong máu
Thực chất, hoạt chất glycemic chiếm tỉ lệ khá cao trong củ dền nên dễ gây tác dụng phụ đó là làm tăng lượng đường trong máu. Sẽ tốt hơn nếu bạn tiêu thụ lượng củ dền trong khẩu phần ăn một cách hợp lý.
Những lưu ý về củ Dền bạn cần biết
Sau đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết về củ dền đỏ để phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe
- Những người hay mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế loại rau này.
- Với những người lần đầu tiên uống loại nước ép củ dền, chỉ nên uống 1 ly/tuần để tránh bị ảnh hưởng bởi củ dền. Củ dền đỏ bản chất là dược tính mạnh nên có thể gây ra hiện tượng nóng mặt, khó chịu, chóng mặt,… do đó chỉ cần bổ sung thêm nước khoáng là có thể giúp việc bài tiết được hiệu quả hơn.
- Không được trộn nước ép củ dền với sữa khi pha đồ uống cho trẻ nhỏ, hàm lượng nitrat cao có trong củ dền vậy nên hỗn hợp này có thể gây nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Củ Dền đỏ kỵ với gì?
Tránh ăn củ dền với lê vì hai loại thực phẩm được coi là đố kỵ của nhau. Khi ăn hai loại thực phẩm cùng nhau sẽ gây chứng buồn nôn. Đặc biệt là với người tiêu chảy không nên ăn củ dền, vì bản chất củ dền có tính mát không thích hợp cho người tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng,…
Nên uống nước ép củ Dền khi nào?
Nước ép củ dền sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn dùng vào mỗi bữa sáng sau khi ăn. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho việc uống nước ép củ dền, toàn bộ hệ thống chức năng trong cơ thể đều hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất vào thời gian này.
Củ Dền luộc có tác dụng gì?
Ngoài việc làm nước ép thơm ngon bổ dưỡng, còn một số cách chế biến củ dền như đem luộc sẽ giúp cho món củ dền trở nên ngon miệng. Bên cạnh đó, luộc chín củ dền sẽ đảm bảo hơn về an toàn thực phẩm.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5