Công dụng của gừng và lợi ích cho sức khỏe bà bầu

Khi nói đến gừng, chắc hẳn ai cũng biết được sự thiết yếu của loại củ này trong đời sống. Ngoài việc làm thứ gia vị cho các bữa ăn gia đình thường ngày, loại củ này còn là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cả trong việc làm đẹp.

Tổng quan về gừng

Tổng quan về gừng và giá trị dinh dưỡng

Gừng thường được mọi người gọi là một loại rễ, nhưng trên là một thân ngầm được gọi là thân rễ. Hương vị đặc trưng của gừng là có mùi hương của hạt tiêu kết hợp cùng với một chút hương chanh sắc nét. Thêm vào đó là vị cay nồng nhờ có chứa trong mình các loại tinh dầu và các hợp chất phenolic như gingerols và shogaols.

Ngoài ra khi được sấy khô, tán thành bột hoặc làm thành nước trái cây, dầu cũng mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Điều đặc biệt là trà gừng là thức uống ưa thích và cũng là một trong những phương thuốc chữa cảm lạnh và cúm hiệu quả.

Những công dụng chính của gừng

1.Hỗ trợ giảm cân

Gừng có khả năng tạo cảm giác no nê hơn khi hấp thụ, từ đó có thể ít phải nạp vào cơ thể nhiều hàm lượng calo. Ngoài ra gừng còn khiến cho cơ thể sinh nhiệt vậy nên có thể hạn chế chứng thèm ăn. Bên cạnh đó, loại củ này còn giúp đẩy nhanh khả năng trao đổi chất và đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể.

Gừng hỗ trợ giảm cân

2. Kích thích sức khỏe tình dục

Theo các chuyên gia nhận định rằng, trái gừng tươi có chứa các dưỡng chất như chavicol, methyheptenone, zingiberene, citral,… Đây là những loại hoạt chất có tác dụng làm giãn nở mạch máu và kích thích quá trình lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể; từ đó có thể giúp cải thiện chứng yếu sinh lý hữu hiệu.

Việc sử dụng gừng tươi được xem là một trong những phương pháp có công dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, cải thiện chất lượng “yêu” đối với nam giới một cách hiệu quả và bảo đảm an toàn. 

3. Phòng ngừa nguy cơ ung thư

Rễ gừng có tăng cường chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư đại trực tràng và có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Gừng cũng có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác như ung thư vú, phổi, da, tuyến tụy và tuyến tiền liệt. Thêm một chút gừng vào cốc trà của bạn vào buổi sáng sẽ giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm một cách đơn giản, tiện lợi

4. Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Gừng có thể bảo vệ bạn chống lại cảm lạnh và cảm cúm trong mùa đông. Loài cây này rất giàu kẽm, crôm, magiê, kích thích sự lưu thông máu, khiến cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt sự ra mồ hôi quá nhiều và sốt. Kết hợp gừng với chanh cũng là một cách bảo vệ hệ thống miễn dịch. Uống một cốc trà chanh gừng hàng ngày sẽ giúp luôn khỏe mạnh và vui vẻ vào bất cứ mùa nào trong năm.

5. Tạo nên hương vị cho bữa ăn

Hương vị hơi ngọt kết hợp sự cay cay, tê tê, đặc biệt là mùi thơm không thể lẫn lộn của gừng sẽ mang lại cho bất kỳ một món ăn hoặc đồ uống một hương vị mới mẻ. Gừng là gia vị linh hoạt, nó có thể được thêm vào các món tráng miệng, các món ăn chính hoặc đồ uống. Ngoài các món ăn truyền thống châu Á, gừng thường được sử dụng như một thành phần trong các món nướng hoặc rang. Sử dụng gừng khi nấu các món từ thịt gia cầm, cá…có thể khử được mùi tanh, khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn.

6. Có lợi cho hệ tiêu hóa

Gừng được cho là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho các vấn đề dạ dày. Nó có xu hướng tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm bớt hiện tượng nặng bụng. Gừng cũng là một phương thuốc chữa bệnh tốt cho hiện tượng chướng bụng và đầy hơi. Rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy cũng có thể được giảm bớt và phòng tránh được bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn. Gừng cũng nổi tiếng với vị ngon miệng của nó. Không chỉ khuấy động mùi vị của món ăn, nó còn thúc đẩy sự đồng hóa tốt hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong máu của bạn.

Gừng có lợi cho tiêu hóa

7. Trị chứng say tàu xe

 Gừng là cách tuyệt đối an toàn và hiệu quả để chữa nôn mửa hơn những loại thuốc thông thường. Một chút bột gừng có thể làm giảm và loại bỏ tất cả các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh và buồn nôn.

8. Giảm viêm và đau

 Gừng cũng được biết đến rộng rãi với tác dụng kháng viêm hiệu quả rõ rệt. Trong thành phần của gừng có một số hoạt chất giúp làm giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau lưng và đau khớp. Có thể pha một ly trà với một lát gừng tươi để làm dịu cơn đau đầu và mang lại giấc ngủ sâu hơn.

Còn với các triệu chứng cơ bắp bị đau sau khoảng thời gian luyện tập, hoạt động có thể thêm một vài giọt tinh dầu gừng vào nước và ngâm mình trong bồn tắm trong 20 phút. Ngoài ra, với những người trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sử dụng trà gừng để làm giảm các cơn đau gây khó chịu.

9. Ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật

Đối với tình trạng bị sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có loại thuốc đặc trị nào có hiệu quả. Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần các chất trong vị cay của gừng tươi có khả năng ức chế hợp thành Prostaglana – loại chất gây ra hiện tượng sỏi mật. Vì thế, những người nếu mắc phải bệnh sỏi mật nên thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gừng để cải thiện bệnh tình.

10. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ hô hấp

 Điểm đặc biệt ở gừng là đặc tính kháng histamine, qua đó có thể điều trị các triệu chứng dị ứng thường gặp. Trong Đông y, đây được xem là phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị hiệu quả chứng cảm lạnh và cúm. 

Chỉ cần pha một muỗng cà phê nước gừng kết hợp với mật ong sẽ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm cơn ho dai dẳng và đau họng liên quan đến cảm lạnh. Ngoài ra gừng cũng cũng được cho là hữu ích trong điều trị cúm dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.

Lợi ích trong việc làm đẹp

Lợi ích chống lão hóa

 Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, trong gừng chứa khoảng 40 hợp chất chống oxy hóa cao. Điều đó sẽ giúp cải thiện làn da của bạn bằng việc loại bỏ các độc tố và kích thích sự lưu thông, bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho da. Ngoài ra các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do làm ảnh hưởng đến tế bào máu khác.

Làm dịu vết bỏng

 Với loại nước gừng tươi có khả năng làm giảm đau và chữa lành da bị bỏng. Hơn nữa, bạn cũng có thể lấy một lát gừng tươi chả nhẹ lên da khoảng 2 – 3 lần/ngày để làm mờ sẹo trong vòng 6 đến 12 tuần. 

Lợi ích của gừng trong làm đẹp

Xóa vết thâm và mụn

 Với bản chất của gừng có đặc tính là một chất khử trùng và kháng khuẩn tốt, gừng giúp duy trì cho làn da sạch sẽ, mịn màng và loại bỏ vết thâm. Bên cạnh đó, loại củ này còn là nguyên liệu tự nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá xuất hiện thông qua việc tiêu  cách tiêu diệt và làm sạch vi khuẩn gây mụn.

Kích thích mọc tóc

 Gừng có tac dụng kích thích các nang tóc và khuyến khích sự phát triển của da đầu. Bên cạnh đó, các axit béo chứa trong gừng cũng có lợi ích cho người có cơ địa tóc mỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử bào chế cho mình loại mặt nạ tóc bằng cách dằm nhuyễn một muỗng canh củ gừng và hòa thêm một muỗng dầu jojoba rồi khuấy đều hỗn hợp này. 

Điều trị gàu

Gừng có đặc tính sát trùngvì thế có thể giúp loại bỏ gàu hiệu quả rõ rệt. Vì nguyên lý đó mà hiện nay nhiều người đã sử dụng qua loại dầu gừng, đây được xem là một phương thuốc hiệu quả để loại bỏ gàu một cách tự nhiên.

Để tạo ra loại dầu gừng cho riêng mình, bạn có thể trộn hai muỗng canh gừng xay nhuyễn hòa thêm vào đó ba muỗng dầu mè hoặc dầu ô liu; kết hợp thêm một chút nước cốt chanh vào hỗn hợp. Sau đó gội đầu binh thường và massage từ 10 – 15 phút. Áp dụng phương pháp này trong một khoảng thời gian sẽ cho thấy hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gừng

1. Thời điểm sử dụng gừng tốt nhất

Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

2. Sử dụng với liều lượng nhất định

Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

3. Một số người không nên ăn gừng

Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.

4. Không nên ăn gừng khi bị sốt cao

Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

5. Không nên ăn loại gừng bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gừng

Những câu hỏi thường gặp về gừng

Ăn gừng có ảnh hưởng đến thai nhi?

Trên thực tế việc ăn gừng sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Có thể chế biến gừng trong các món ăn hoặc thức uống để tăng thêm hương vị và bồi bổ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu hơn. Lưu ý phải tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bà bầu ăn gừng có tốt không?

Câu trả lời là có. Lý do là bởi gừng chứa trong mình hàm lượng cao protein, chất xơ, vitamin và carotene, chúng sẽ giúp tăng nhu động đường tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Phụ nữ mang thai nếu ăn gừng với liều lượng phụ hợp sẽ giúp bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Đây được xem là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Ăn gừng sống có tốt không?

Việc ăn gừng sống trực tiếp cũng có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc việc chế biến hoặc làm chín củ gừng để tránh mắc phải những trường hợp như ngộ độc hoặc các thành phần của loại củ này gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Ăn gừng có làm tăng huyết áp không?

Đối với người cao huyết áp, việc sử dụng gừng là tuyệt đối không được tiếp xúc đến, nếu sử dụng thức uống được pha chế từ gừng vào lúc đang bị cao huyết áp gây nguy hiểm đến người dùng. Nguyên nhân là bởi nước gừng nóng được coi như là chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Ăn gừng có mất sữa không?

Việc sử dụng gừng đối với phụ nữ khi mang thai là điều rất cần thiết. Nhờ những loại dưỡng chất chứa trong gừng sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và có tác dụng lợi sữa. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của thai kì thì mẹ bầu nên cân nhắc việc hạn chế sử dụng gừng để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Gừng kị với gì?

Sau đây là những món ăn không nên kết hợp với gừng mà bạn cần biết để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Món ăn gừng kết hợp với thịt thỏ: Khi chế biến thịt thỏ với gừng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong thịt thỏ.

Món ăn gừng kết hợp với rượu vang trắng: Bản chất cay nóng của gừng nếu dùng chung với rượu sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa.

Món ăn gừng kết hợp với thịt ngựa: Khi chế biến gừng chung với loại thực phẩm có thể sẽ gây ra triệu chứng ho, bệnh tị.

Uống nước gừng có bị mụn không?

Đối với những người có cơ địa nóng trong người thì không nên sử dụng gừng nhiều. Lý do là bởi đặc tính của gừng mang tính cay nóng nên khi hấp thụ có thể gây sinh nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua