Từ thời xưa, đã có rất nhiều bài thuốc dân gian được pha chế từ các thành phần nguyên liệu tự nhiên có lợi ích cho sức khỏe con người; và lá tía tô là một trong những thành phần đó.
Lá tía tô không chỉ là món ăn kèm trong các bữa ăn hằng ngày mà còn là loại cây thảo dược giúp trị một số bệnh thường gặp trong đời sống. Để hiểu rõ hơn về loại lá này, Madefresh sẽ giới thiệu cho bạn về bản chất và những lợi ích mà lá tía tô mang lại cho con người nhé.
Bản chất và thành phần hóa học của lá tía tô
Lá tía tô là gì?
Tía tô là loại cây thảo sống quanh năm, thường chủ yếu là mọc hoang hoặc được trồng nhiều khắp nơi từ Bắc vào Nam và một số nước châu Á khác. Ở phần rễ thường mọc ra củ trắng, có vị nồng cay. Loại cây này thích hợp với môi trường sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để chế biến trong ẩm thực mà còn có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Trong y học cổ truyền, lá tía tô được xem là vị thuốc có thể kích thích ra mồ hôi; thuốc sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trị chứng cảm mạo. Đối với phần hạt khi pha chế thành trà có tác dụng như thuốc an thai.
Thành phần hóa học
Trong hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và dồi dào các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Về phần lá chứa trong mình khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Ngoài ra việc chiết xuất từ lá tía tô còn cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Những công dụng hữu ích của lá tía tô
1. Trị bệnh gout
Trong lá tía tô có chứa 4 loại hoạt chất có thể làm giảm khả năng hoạt động của enzym xanhthine oxydase – là nguyên nhân chính cho sự hình thành acid uric gây ra triệu chứng bệnh gout, chính vì thế mà lượng acid uric trong cơ thể luôn được giữ ở mức cân bằng.
Ngoài ra những hoạt chất này còn giúp giảm đau giãn mạch, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm khuẩn. Từ đó những người bị bệnh gout sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Cách tốt nhất để giảm đau tức thì khi mắc phải bệnh gout chính là lấy lá tía tô đem đi sắc thuốc uống. Và để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát thì nên bổ sung thực phẩm này trong những bữa ăn gia đình hằng ngày.
2. Bị ngộ độc thức ăn
Lá tía tô thường được áp dụng để xử lý những trường hợp như này bởi hiệu quả mà nó mang lại. Pha chế nước lá tía tô để uống sẽ giúp loại bỏ một phần độc tố trong cơ thể, giúp trị được tình trạng ngộ độc rau củ quả hoặc hải sản.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng phần lá để nấu canh hoặc cháo để giải độc cũng cho thấy kết quả rất tốt.
3. Điều trị bệnh đường hô hấp, hen suyễn
Theo các nghiên cứu thế giới cho thấy, những người mắc phải những vấn đề về đường hô hấp khi dùng dầu tía tô đã cải thiện một cách đáng kể khả năng hoạt động của phổi và tăng cường sự lưu thông khí.
Ngoài ra các chuyên gia còn nhận định thêm rằng tinh dầu được chiết xuất từ hạt và lá tía tô có lợi ích cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự hình thành của leukotriene – loại chất chống viêm có liên quan đến việc làm giảm chức năng hoạt động của hệ hô hấp.
4. Kháng viêm, chống dị ứng
Nhờ vào những loại thành phần hữu hiệu có chứa trong lá tía tô như: quercetin, acid alpha-linoleic, luteolin và rosmarinic acid, perilla. Những loại hợp chất này có khả năng gây ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ các tế bào trong cơ thể, từ đó làm giảm cytokine – nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu viêm và viêm da tiếp xúc.
Hơn nữa, lá tía tô còn phát huy hiệu quả tốt trong việc điều trị dị ứng, nhạy cảm theo mùa và bệnh hen suyễn.
5. Chữa trị viêm khớp dạng thấp
Một trong những công dụng nổi bật của lá tía tô chính là tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm thiểu nguy cơ ung thư vú và chữa trị hiệu quả các loại bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.
6. Phòng chống bệnh tim mạch
Tinh dầu chiết xuất từ hạt tía tô có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của bệnh tim mạch vành và giảm thiểu nguy cơ huyết khối, từ đó giúp chống tình trạng co thắt đau tim và đột tử. Ngoài ra, thành phần omega-3 và các chất chống oxy hóa khác có nhiều trong dầu hạt tía tô cũng sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm thiểu nguy cơ bị chứng xơ vữa động mạch.
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất tanin và glucosid có công dụng kháng viêm, làm se lại các vết loét nhỏ, làm lành sẹo và giảm thiểu nồng độ dịch vị trong dạ dày.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, sẽ tốt hơn nếu sắc lá tía tô lấy nước uống, khi đó sẽ có tác dụng giảm đau một số triệu chứng thường gặp và còn giúp cho người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.
8. Trị mề đay, nổi mẩn đỏ
Những người bị mề đay, mẩn đỏ vì thường hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, do tiếp xúc với côn trùng, hơi lạnh, dị ứng với một vài thực phẩm,… Có thể sử dụng lá tía tô để giảm bớt các triệu chứng trên.
Với phương pháp đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá tía tô giã nát ra rồi vắt lấy nước uống,; với phần bã còn lại có thể dùng để chà vào vùng da bị nổi mẩn đỏ sẽ giúp bớt ngứa ngáy. Lưu ý khi bã lá khô rồi thì cần tắm sạch lại với nước ấm nhé.
9. Giúp giảm stress
Các thành phần chất axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp phòng chống và điều trị tốt chứng trầm cảm. Nhất là khi sử dụng tinh dầu từ lá tía tô khuếch tán vào không khí sẽ giúp giảm stress hiệu quả, giúp tinh thần thêm phấn chấn và tâm trạng được cải thiện tốt hơn.
10. Điều trị mụn
Ngoài những tác dụng chữa trị bệnh, lá tía tô còn có những tác dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp da đối với phái nữ.
Bản chất trong lá tía tô có chứa hàm lượng cao các chất kháng khuẩn, kháng viêm. Vì thế có tác dụng chữa trị và ngăn ngừa tình trạng mụn, viêm da hoặc da bị mẩn ngứa.
Ngoài ra, có thể bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn mỗi ngày hoặc pha chế nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng da xỉn màu, bị sần sùi và nổi mụn; đó là nhờ có khả năng thanh lọc, giải độc tố trong cơ thể của loại lá tía tô.
11. Loại bỏ vết thâm nám
Uống nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất phong phú có trong loại lá này. Trong đó có những loại dưỡng chất đóng vai trò ngăn ngừa sự hình thành sắc tố melamin – tác nhân chính gây ra tình trạng nám, tàn nhang, các đốm nâu trên da.
Hơn nữa, những khoáng chất có trong lá tía tô còn giúp loại bỏ tế bào chết trên da, cải thiện sắc tố da, xóa mờ các vết thâm nám và đem lại một làn da trắng tự nhiên.
12. Hỗ trợ giảm cân
Đối với những người đang trong quá trình giảm cân, việc ăn kiêng kết hợp với lá tía tô sẽ giúp ích cho việc giảm cân trở nên hiệu quả và an toàn hơn cho sức khỏe.
Bản chất trong dầu từ cây tía tô có dồi dào chất alpha-linolenat có khả năng làm giảm lượng cholesterol và triglyceride trong cơ thể. Ngoài ra, trong tía tô còn giàu protein thực vật, chất xơ tự nhiên và nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu khác giúp kích thích quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Do đó khả năng đốt cháy mỡ thừa, loại bỏ chất béo tồn đọng nhanh chóng và tốt hơn.
Để có được một vóc dáng săn chắc, thon gọn bạn nên uống nước lá tía tô thay thế cho nước khoáng hằng ngày. Lượng chất xơ tự nhiên có trong loại thực phẩm này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong quá trình giảm cân.
13. Ngăn ngừa quá trình lão hóa da
Trong lá tía tô ngoài những vitamin, khoáng chất dinh dưỡng còn chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao sẽ giúp ức chế quá trình lão hóa ở da, từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu như: nám, sạm, tàn nhang, vết chân chim,… thường xuất hiện ở phụ nữ cao tuổi.
14. Chữa trị các triệu chứng về ho
Áp dụng phương pháp uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng đau họng. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng phương pháp này khi tình trạng bệnh của bạn vẫn còn nhẹ, nếu bệnh tình có dấu hiệu nặng hơn thì loại nước uống hỗn hợp này sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
15. Hạ sốt
Thực hiện bài thuốc với các nguyên liệu như sau:
Tía tô, trần bì, cát cánh, can khương, mộc hương, chỉ xác, bán hạ, tiền hồ mỗi vị lấy khoảng 2g.
Mang tất cả nguyên liệu đem sắc thành thuốc uống, nên uống liền khi đang trong giai đoạn bệnh để ngăn ngừa các triệu chứng gây nguy hiểm.
16. Điều trị bệnh cảm mạo
Có tất cả 3 phương pháp để điều trị bệnh cảm mạo
Phương pháp 1: Lấy lá tía tô đem rửa thật sạch rồi nấu cùng với cháo để cho người bệnh ăn.
Phương pháp 2: Sử dụng một ít lá tía tô ngâm vào nước đun sôi để xông toàn thân.
Phương pháp 3: Dùng một nắm lá tía tô ép thành nước rồi hòa cùng với nước đun sôi, nên uống nước lá tía tô khi còn nóng, sau khi uống xong nằm đắp kín chăn. Đặc biệt phương pháp này rất thích hợp cho người già và trẻ nhỏ.
Một vài lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Tác dụng của uống nước lá tía tô thường diễn ra khá chậm, vậy nên đòi hỏi người dùng cần phải kiên nhẫn sử dụng thì mới cải thiện được bệnh tình.
- Không nên uống với liều lượng nhiều vì rất dễ gây đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi chưa dùng đến nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh, bảo quản trong thời gian tối đa 24 giờ đồng hồ. Nếu để càng lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ không còn tác dụng.
- Để có được hiệu quả tốt nhất, nên uống nước lá tía tô trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
- Trẻ em và phụ nữ trong giai đoạn thai kì có thể uống nước lá tía tô để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Lưu ý nên dùng với liều lượng vừa phải để tránh gây phản tác dụng.
- Những người hay ra nhiều mồ hôi khi sử dụng loại lá này cần lưu ý và không nên dùng trong những lúc bị cảm nóng.
- Nếu dùng vị thuốc này trong khoảng thời gian dài có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, táo bón,…
Tôi xin hỏi: hạt tía tô có pha trà được ko?
Cách pha như thế nào.
Xin cảm ơn.