15+ Công dụng của rau má, món ngon từ rau má

Rau má và công dụng của rau má

Khi nói về loại thực phẩm có thể làm nước ép ngon, bổ dưỡng mà còn có thể ăn kèm trong các bữa ăn gia đình thì chắc chắn không thể không nhắc đến rau má. Ngoài ra, loại rau xanh này còn có những lợi ích khác trong y dược mà ít ai biết đến. Sau đây hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về bản chất và những công dụng khác mà rau má mang lại cho chúng ta nhé!

Rau má là thảo dược gì?

Rau má (có tên tiếng anh là Gotu Kola) thuộc loại cây thân thảo, có xuất xứ từ Úc, các quần đảo Thái Bình Dương và châu Á. Bên cạnh đó qua những nghiên cứu cho rằng họ chi rau má có tới 40 loài.

Rau má là cây thân nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm ướt như bờ mương hay thung lũng. Ở phần lá mang hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. 

Thành phần dinh dưỡng

Trong rau má có chứa các loại vitamin B1, B2, B3, C, K… Ngoài ra còn chứa một vài hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, canxi, sắt, magiê, kali,… và một số khoáng chất thiết yếu khác. Tuy nhiên, các thành phần này sẽ có những thay đổi tùy theo từng loại và khu vực trồng.

Rau má và công dụng của rau má

Công dụng chính của rau má

1. Giúp hạ sốt hiệu quả

Khi trẻ nhỏ có hiện tượng bị sốt cao, nên cho trẻ uống nước rau má sẽ giúp hạ sốt tức thời. Lấy một tí rau má đem rửa thật sạch, kế tiếp cho vào nồi với lượng nước vừa đủ ngập rau. Đun lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi chắt nước ra ly cho trẻ uống, mỗi lần uống cách khoảng 1 tiếng, uống liên tục vài lần như vậy sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Cải thiện trí nhớ

Theo các chuyên gia y tế cho biết, rau má có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh. Nguyên nhân chính là trong thành phần được chiết xuất từ rau má có khả năng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn trong cơ thể; từ đó giúp đẩy mạnh quá trình oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa chứa trong rau má cũng có khả năng đẩy mạnh hoạt động của các đường dẫn thần kinh thông qua việc xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

Chính vì thế mà rau má được xem là loại “thuốc bổ” dành cho người già nhờ công dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải hội chứng bệnh Alzheimer và chứng mất trí mà người lớn tuổi hay gặp phải.

3. Tăng cường hệ tiêu hóa

Với những ai thường hay bị loét dạ dày hay một số vấn đề liên quan đến dạ dày, hãy sử dụng ngay rau má để điều trị kịp thời và hiệu quả. Trên thực tế, đã có rất nhiều bài thuốc dân gian từ thời xưa đã áp dụng rau má trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, và tất nhiên đã đạt được kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, các thành phần chất trong rau má có khả năng chống viêm nhiễm và oxi hóa tốt cũng mang lại công dụng rõ rệt trong việc cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cho ruột và đại tràng luôn được khỏe mạnh.

4. Có lợi cho hệ tuần hoàn

Đối với hệ tuần hoàn, rau má trở thành yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ tuần hoàn luôn hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.

Đặc biệt, những hoạt chất có khi chiết xuất từ rau má có thể giúp bảo vệ thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn chặn tốt nguy cơ xuất huyết và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn.

 Ngoài ra, rau má có khả năng đẩy mạnh lượng máu lưu thông trong cơ thể, gia tăng oxy hóa của các nội tạng và tế bào quan trọng trong cơ thể , từ đó giúp chúng luôn hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh.

5. Giải độc gan, thanh lọc cơ thể

Rau má từ thời xưa đã được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Một số thành phần dưỡng chất có trong rau má có thể giúp đào thải độc tố và thậm chí là chất béo dư thừa cơ thể thông qua đường tiểu.

Cũng nhờ khả năng thanh lọc cơ thể đến từ rau má mà áp lực khi hoạt động của thận sẽ được giảm bớt và đồng thời vẫn giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch

Rau má giúp giải độc gan

6. Làm lành vết thương

Rau má còn có thể giúp làm lành vết thương một cách nhanh chóng, đó là nhờ có các hoạt chất triterpenoids có tác dụng kích thích lượng máu và chất chống oxy hóa lưu thông đến những nơi có vết thương. Từ đó mà các vết thương lành lại nhanh chóng và ít bị viêm nhiễm hơn.

7. Cải thiện stress

Đồng thời các hoạt chất triterpenoids chứa trong rau má cũng giúp hỗ trợ cho chức năng tâm thần, giảm thiểu chứng âu lo, căng thẳng. Ngoài ra những người thường hay gặp phải chứng mất ngủ hoặc khó ngủ cũng có thể sử dụng nước ép rau má thay thế cho thuốc an thần.

8. Điều trị các loại bệnh về da

Với những ai bị bệnh ngoài da như vảy nến, eczema,… có thể thực hiện phương pháp sau kết hợp với rau má. Lấy khoảng 30 – 100g rau má tươi đem rửa thật sạch, sau đó dằm nhuyễn ra chắt lấy nước uống. Sử dụng nước ép này mỗi ngày để có được kết quả rõ rệt; bên cạnh đó nước ép này còn giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa sự xuất hiện của nhiệt miệng, viêm lợi trong những ngày hè oi bức.

9. Trị mụn nhọt, cháy rạ, nổi mẩn đỏ

Thực hiện phương pháp sau với các nguyên liệu bao gồm lá gấc và rau má mỗi loại 50g. Đầu tiên cần rửa thật sạch và xay nhuyễn ra. Sau đó hóa vào một ít muối và trộn đều hỗn hợp này lên, đắp hỗn hợp này lên những vùng bị mụn nhọt 2 lần/ngày cho đến khi mụn xẹp dần.

Riêng với trường hợp bị cháy rạ hoặc nổi mẩn đỏ, có thể ép rau má lấy nước uống mỗi ngày hoặc đắp hỗn hợp trên sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

10. Điều trị táo bón

Trong số những phương pháp trị bệnh táo bón phổ biến hiện nay, bài thuốc áp dụng rau má cũng đang được nhiều người ưa dùng và đã cho thấy hiệu quả bất ngờ.

Loại thực phẩm này có đặc tính là tính mát và chứa nhiều chất xơ tự nhiên, vitamin cũng như một số khoáng chất thiết yếu khác có lợi cho sức khỏe, nhất là sức khỏe đường ruột.

Cách thực hiện: Lấy 150g rau má rửa thật sạch, sau đó giã nát ra và trộn đều chung với 10g muối. Hòa hỗn hợp này với 1 tô nước sôi để nguội, chắt lấy nước để uống. Lưu ý nên chỉ uống khi ăn với cháo, đặc biệt kiêng ăn các loại dầu mỡ, thực phẩm tanh, nóng cay hoặc thực phẩm gây khó tiêu.

11. Trị chảy máu cam

Nếu trẻ nhỏ hay bị chảy máu cam, chỉ cần dùng một ít rau má tươi giã nát ra, vắt lấy nước uống trực tiếp 2 – 3 lần liên tục trong vòng 5 ngày sẽ cải thiện hiệu quả dấu hiệu này.

12. Chữa trị tình trạng sốt xuất huyết nhẹ

Áp dụng phương pháp sau với nguyên liệu gồm có 30g có nhọ nồi, 20g rau mã đề, 30g rau má. Mang tất cả rửa thật sạch và giã nát ra. Sau đó chắt lấy nước hoặc sắc thuốc uống liền trong ngày. Với phương pháp này sẽ giúp hạ sốt tức thời đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên với trường hợp nặng cần cân nhắc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị tốt hơn.

13. Trị đau mắt đỏ

Áp dụng một số phương pháp sau nếu bạn bị chứng đau mắt đỏ kéo dài nhé.

Phương pháp 1: Nguyên liệu gồm có: 50g rau bồ ngót tươi; 30g rau má; 30g lá tre; 10g lá chanh; 30g cỏ xước; 30g lá dâu tằm; 30g cà gai. Lấy tất cả nguyên liệu trên đem sắc lấy thuốc uống, nên dùng thuốc uống này thay cho nước lọc hàng ngày.

Phương pháp 2: Lấy rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi vị khoảng 30g. Đem tất cả sắc thuốc lấy nước uống với một lượng nước vừa đủ ngập. Sau khi đun sôi chắt phần nước ra còn 2 chén, chia ra uống thành 2 lần/ngày và lưu ý không để qua đêm.

Phương pháp 3: Dùng một ít rau má tươi đem rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay.

Công dụng của rau má trong làm đẹp

Trên thực tế, rau má chứa trong mình rất nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa rất tốt. Chính vì lý do đó mà rau má được xem là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên được ưu dùng trong thời gian gần đây.

Để có một làn da căng mịn, trắng sáng, bạn nên uống 1 ly nước ép rau má mỗi buổi sáng sẽ đạt được kết quả như mong muốn.Thậm chí sử dụng nước ép rau má còn có tác dụng làm mờ sẹo, trị mụn.

Rau má giúp làm đẹp

Một số tác dụng phụ của rau má nên biết

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết rau má có chứa nhiều dược tính. Vì thế nếu lạm dụng loại rau này hoặc sử dụng sai cách sẽ có thể dẫn đến những tác hại sau:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Bản chất rau má có tính hàn, dễ làm cho bụng bị lạnh, dẫn đến tiêu chảy. Bên cạnh đó, nếu việc chế biến thiếu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nguy cơ sẩy thai cao: Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nếu dùng rau má nhiều trong thời gian dài có thể sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Đặc biệt hơn, với phụ nữ trong giai đoạn thai kì,  nguy cơ gây sẩy thai rất cao nếu dùng loại rau này.
  • Bệnh gan:  Đặc tính của rau má mang tính hàn, vị đắng. Do đó những người đã bị bệnh gan như viêm gan không nên sử dụng để tránh việc khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
  • Phẫu thuật: Một số hoạt chất trong rau má có thể gây buồn ngủ nhiều nếu bạn kết hợp với loại thuốc dùng trong và sau phẫu thuật. Vậy nên, trước khi phẫu thuật theo lịch trình bạn không nên tiêu thụ loại rau này ít nhất 2 tuần trở lên. 
  • Ngoài ra theo một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, rau má có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dị ứng da, viêm da…

Một vài câu hỏi thường gặp về rau má

Uống nước rau má mỗi ngày có tác dụng gì?

Trong thời tiết oi bức nhất là vào mùa hè, để giải nhiệt cơ thể thì nước rau má là loại thức uống được ưa dùng nhất, và ngoài ra còn giúp bồi bổ hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc buổi sáng và đầu giờ chiều.

Khi cơ thể vận động cả ngày, lúc này là cơ thể cần nhiều nước nhất. Với một ly nước rau má sẽ giúp cung cấp lượng nước nhất định cùng với các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. 

Rau má khô có tác dụng gì?

1. Điều trị bệnh phong và bệnh lao

Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids). Thêm vào đó, chất asiaticoside trong dịch chiết xuất từ rau má có thể poại bỏ hệ thống miễn dịch của vi khuẩn và diệt khuẩn triệt để.

2. Điều chế thuốc tái tạo da

 Hiên nay nhiều chuyên gia đã áp dụng rau má trong việc điều chế ra dưới nhiều dạng như thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị các vấn đề về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

3. Hỗ trợ tĩnh mạch

Những hoạt chất có trong rau má có khả năng hỗ trợ vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ phần bên trong của thành mạch và cải thiện tính đàn hồi của mạch máu.

4. Chữa chứng thấp khớp mãn tính

 Trong thời gian gần đây, nhiều nơi trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp chữa bệnh thấp khớp mãn tính thông qua việc ăn lá rau má tươi. Chỉ cần ăn trực tiếp 2 lá rau má mỗi ngày sẽ giúp cho bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

Uống nước rau má lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm uống nước rau má tốt nhất là vào khoảng 10 giờ sáng hoặc 13 giờ chiều. Ở những thời điểm này, cơ thể thường hay mệt mỏi, mất nước nhiều do phải vận động liên tục. Vì thế nếu sử dụng nước rau má vào lúc này sẽ bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, mang đến sự sảng khoái và hưng phấn hơn trong ngày.

Rau má có tốt cho mẹ bầu không?

Câu trả lời là không. Thực tế, một số hoạt chất có trong rau má có thể sẽ gây anh hưởng xấu đến thai nhi. Hơn nữa, nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng khả năng sẩy thai đối với phụ nữ trong thai kì.

Rau má có tốt cho mẹ bầu không?

Rau má và diếp cá cái nào tốt hơn?

Thực ra đây là hai loại thực phẩm được các chuyên gia đánh giá cao nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng chứa trong chúng. Cả hai đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như nhau, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về cách sử dụng và liều lượng để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.

Rau má không nên ăn với gì?

Có thể kết hợp rau má với bất kì loại thực phẩm nào mà không phải lo ngại về những phản ứng gây hại cho cơ thể. 

Rau má có Vitamin gì?

Trong rau má có chứa khá nhiều các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C, B1, E.

Rau má có ăn sống được không?

Đương nhiên là được. Tuy nhiên bạn cần phải chọn mua loại rau hợp vệ sinh và rõ nguồn gốc, tránh việc chế biến thiếu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Uống rau má có giảm cân không?

Hiện nay vẫn chưa có nhận định nào về việc giảm cân bằng cách sử dụng rau má. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng rau má để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, từ đó có thể phòng tránh được một số bệnh tật thường gặp phải.

Một số món ăn ngon từ rau má

Các bà mẹ nội trợ có thể chế biến rau má thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn để làm phong phú bữa ăn hơn, ngoài ra còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.

Salad rau má

Đây là món ăn có sự kết hợp giữa vị đắng, bùi bùi của rau má với vị đậm đà của thịt bò, thêm vào đó là vị chua cay từ nước trộn salad. Món ăn này rất thích hợp để làm khai vị trong các buổi tiệc gia đình.

Nguyên liệu gồm có: 1 bó rau má nhỏ; 2 quả cà chua; 1 củ hành tím; 2g đậu phộng rang; 1 muỗng cà phê dầu ăn; muối; 1 muỗng cà phê nước cốt chanh; ớt bột hoặc ớt tươi; mè.

Cách làm:  Đầu tiên băm nhỏ lá rau má, Thái từng lát mỏng hành tím và cà chua. Giã nát đậu phộng rang. Kế tiếp trộn đều rau má với 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và hòa thêm một ít muối. Cuối cùng trộn đều tất cả, rắc thêm đậu phộng vào.

Canh rau má nấu thịt

Món canh này rất thích hợp cho những ngày hè oi bức, giúp thanh lọc cơ thể và còn mang đến nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyên liệu gồm có: 300g rau má; 120g thịt nạc; hạt nêm; nước mắm; đường; hành lá; tiêu.

Cách làm: Đầu tiên là băm nhỏ thị nạc ra, rửa sạch hành lá và rau má. Tiếp theo xào hành lá đã cắt nhỏ với thịt nạc băm. Sau khi thịt đã săn dần, thêm gia vị để cho món thêm đậm đà. Cuối cùng, đổ thêm nước sôi vào và nấu đến khi sôi hẳn. Với phần rau má thái thành từng khúc, đổ chung vào nồi, nấu trong vòng 1 phút và tắt bếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua