Gừng từ thời xưa đã là một trong những nguyên liệu tự nhiên được Đông y áp dụng trong các bài thuốc giúp điều trị các căn bệnh thông thường. Bên cạnh đó, khi sử dụng Gừng để pha chế trà làm thức uống cũng mang lại thêm cho người dùng vô vàn lợi ích sức khỏe khác mà ít ai có thể biết hết.
Tuy nhiên loại trà này cũng có sẽ gây ra những phản tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Vậy để biết rõ hơn được những triệu chứng có thể xảy ra khi lạm dụng loại trà này, những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc trên.
Nội dung chính
6 Lợi ích sức khỏe của trà Gừng
1. Trị chứng say tàu xe
Theo quan niệm tự thời xưa thì loại trà này có thể giúp làm dịu hẳn các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh. Vậy nên, trong trường hợp bạn có cảm giác buồn nôn hay chóng mặt khi đi tàu xe, hãy pha cho mình trà Gừng để uống trị dứt điểm chứng say tàu xe.
2. Trị chứng buồn nôn
Ngoài các cơn buồn nôn do say tàu xe, loại trà này còn giúp giảm thiểu các cơn buồn nôn do một vài nguyên nhân khác gây ra. Các thành phần chứa trong Gừng như tinh dầu và các hợp chất phenol được gọi là gingerol có thể giúp hạn chế hiện tượng buồn nôn khi trong giai đoạn mang thai, điều trị bệnh sử dụng phương pháp hóa trị hoặc phẫu thuật. Vì vậy những người đang trong những tình trạng trên có thể sử dụng trà Gừng để thay thế cho những loại thuốc đặc trị khác.
3. Có lợi cho hệ tim mạch
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người có thói quen sử dụng trà Gừng thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với người bình thường. Trong đó, một số tác dụng của trà Gừng khi hấp thụ vào cơ thể có thể kể đến như hạ huyết áp; giảm lượng cholesterol tổng thể trong máu; hạn chế chứng ợ nóng; ngăn ngừa hiện tượng máu đông; hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu và còn giảm thiểu nguy cơ hình thành các cơn đau tim.
4. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Theo một số nghiên cứu thực tế cho thấy uống trà Gừng nóng sẽ tạo cảm giác no nê hơn đồng thời cũng sẽ giúp duy trì cân nặng một cách hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất trong Gừng cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết, giảm nồng độ insulin hình thành trong máu và lượng triglyceride ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
5. Làm dịu cơn đau, chống viêm
Nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cao có của Gừng đã mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng viêm nhiễm, đau thấp xương khớp. Bên cạnh đó trong một số trường hợp trà Gừng còn có khả năng làm dịu cơn đau do viêm xương khớp đầu gối. Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể dùng loại trà này để giảm thiểu các cơn đau đầu, đau bụng, đau cơ và các cơn đau do các nguyên nhân khác.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm stress. Thậm chí, bạn chỉ cần hít hơi nước từ trà gừng cũng có thể giảm nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng môi trường. Một nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng gừng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra Gừng còn có thể loại bỏ các gốc tự do gây hại cho tế bào; qua đó sẽ giảm thiểu nguy cơ hình thành và phát triển của các căn bệnh ung thư khác nhau, nhất là ung thư tuyến tụy và ung thư đại tràng.
Tác dụng phụ của trà Gừng
Ngoài những lợi ích sức khỏe mà loại trà này mang lại thì bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trà Gừng gây ra những triệu chứng sau đây:
Khó chịu trong bụng: Một số tác dụng phụ có thể thấy rõ trong lần đầu sử dụng loại trà này là đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn. Để hạn chế tình trạng này, tốt nhất bạn nên giảm thiểu liều lượng Gừng khoảng 4mg/ngày.
Tụt huyết áp: Vì Gừng có đặc tính làm giảm huyết áp và gây loãng máu nên bạn có thể có cảm giác hơi choáng váng sau lần đầu tiên uống. Bên cạnh đó, những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp cũng cần lưu ý khi uống kết hợp với loại trà này vì có thể làm mất tác dụng của thuốc. Cac tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Những dấu hiệu khi ăn như ợ nóng hay cảm giác khó chịu trong bụng có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn là do cơ địa dị ứng gây ra. Những biểu hiện của người bị dị ứng với thành phần của Gừng thường thấy rõ nhất là nổi mẩn đỏ ở miệng hay cảm giác khó chịu ở vùng miệng sau khi uống trà gừng.
Cách pha chế trà Gừng dễ làm tại nhà
Ngoài việc tìm mua trà Gừng, bạn cũng có thể tự pha chế cho mình loại trà sử dụng nguyên liệu Gừng tươi hoặc bột Gừng.
Pha chế trà Gừng sử dụng nguyên liệu Gừng tươi
Nguyên liệu gồm có: 4 – 6 lát Gừng tươi đã rửa sạch và gọt vỏ. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vài lát tùy theo sở thích; khoảng 470ml nước; 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt; mật ong nguyên chất (nếu có).
Cách pha chế trà Gừng
Đầu tiên, hòa nước cùng với số nguyên liệu Gừng đã chuẩn bị. Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 10 – 20 phút tùy thuộc vào sở thích uống trà đậm và cay. Cuối cùng chắt ra lấy nước uống, có thể thêm vào mật ong và chanh để tạo thêm hương vị cho thức uống.
Ngoài ra cũng có thể pha thêm khoảng 470ml sữa tươi, tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm vài phút và lấy nước uống.
Pha chế trà Gừng với bột Gừng
Nguyên liệu gồm có: 0.9 – 1.8g bột Gừng nguyên chất; 250ml nước; mật ong nguyên chất hoặc đường thốt nốt (nếu có)
Cách pha chế trà Gừng: Đầu tiên cần đun sôi nước. Chờ cho đến khi nước sôi, cho bột Gừng vào và tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp có độ sệt. Sau đó điều chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục đun thêm trong vòng 2 phút. Co thể hòa thêm mật ong hoặc đường thốt nốt để tạo thêm hương vị cho dễ uống. Cuối cùng chắt phần nước ra ly và uống trực tiếp.
Những thắc mắc liên quan về trà Gừng
Uống trà Gừng có giảm cân không?
Với những người trong giai đoạn giảm cân có thể sử dụng nguyên liệu Gừng tươi pha với nước nóng để làm trà uống sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Để có được hiệu quả giảm cân nên uống 1 tách trà Gừng trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút. Hơn nữa, cảm giác thèm ăn cũng sẽ được hạn chế và bạn sẽ ít tiêu thụ calo hơn.
Trà gừng có chữa ho không?
Khi trong trường hợp ho cảm, ho khan bạn cũng có thể sử dụng trà Gừng để giảm triệt để dấu hiệu trên hiệu quả tức thì. Đó là do hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn có sẵn trong Gừng khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tăng cường hệ miễn dịch và triệt tiêu đa số vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Đồng thời còn giúp cho cơ thể có sức đề kháng cao để chống lại các tác nhân gây hại khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trà Gừng có giải rượu không?
Để giải rượu tức thì và hiệu quả bạn có thể pha cho mình 1 tách trà Gừng. Chỉ cần pha một ly trà Gừng hòa thêm một vài muỗng cà phê mật ong nguyên chất để tăng thêm hương vị cho dễ uống. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trà hòa tan hoàn toàn là có thể sử dụng được. Khi uống loại trà này sẽ giúp giải rượu nhanh chóng và tạo cảm giác sảng khoái tinh thần.
Uống trà gừng có tăng huyết áp không?
Tác dụng chính của loại trà này là giúp tăng huyết áp, vậy nên với những người bị huyết áp cao hoặc mắc phải những vấn đề về tim mạch tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ ảnh hưởng của trà đến sức khỏe và liều lượng sử dụng hợp lý.
Nếu những người bị huyết áp cao sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị tăng huyết áp đột ngột, dẫn đến hiện tượng vỡ động mạch gây ra một số tai biến xấu khác ảnh hưởng đến sức khỏe khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Uống trà gừng có mất ngủ không?
Tuy loại trà này có tác dụng giải cảm, chữa viêm khớp và đặc biệt là cải thiện giấc ngủ nhưng trong một số trường hợp khác có thể gây ra tác dụng phụ. Thời điểm tốt nhất để uống trà Gừng là vào buổi sáng sau mỗi bữa ăn, và đồng thời cũng tránh sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra với một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng không nên uống buổi tối vì sẽ gây kích thích ruột gây cảm giác khó chịu.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5