9+ Công dụng của trái Nhàu & Tác dụng phụ của nó

Tác dụng phụ của trái Nhàu

Trong y học Đông y, người ta đã sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu tự nhiên để pha chế ra được những bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và chữa trị bệnh hiệu quả; trái nhàu cũng không phải là ngoại lệ. Trái nhàu từ thời xưa đến nay đã được biết đến như một loại thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau. 

Đặc điểm trái nhàu và những thành phần hóa học

Đặc điểm của trái nhàu

Cây nhàu rừng hay còn gọi là cây ngao. Nếu nói về công dụng làm vị thuốc để pha chế thì tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Loại cây này thường mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc dọc các bờ sông suối. Trên thân cây có nhiều cành to, phần lá mọc đối nhau và có hình bầu dục, nhọn dần ở đầu ngọn; riêng quả nhàu thì có hình trứng, vỏ sần sùi, dài 5- 6 cm, có màu xanh nhạt khi còn non sau đó chuyển thành màu trắng hồng khi chín. 

Đặc tính dược liệu của trái nhàu có vị chát, tính bình, có khả năng trị các loại bệnh thông thường như phong thấp, nhuận tràng, đau nhức xương khớp, hạ huyết áp,…

Thành phần hóa học của trái nhàu

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, trong trái nhàu có chứa khoảng 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và một số axit amin, caroten, vitamin C, vitamin A, E, B1, B6, B12. Ngoài ra còn có một số khoáng chất thiết yếu khác như maggie, canxi, kali, natri,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trái Nhàu và công dụng từ Trái Nhàu

Những công dụng của trái nhàu trong đờ sống

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trái nhàu có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa là nhờ vị chua khi ép lấy nước uống. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng làm co giãn cơ trơn rất hiệu quả trong việc trị bệnh táo bón.

 Đối với những người bị táo bón có thể sử dụng nước ép trái nhàu để thay thế cho thuốc nhuận tràng. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 muỗng nước cốt trái nhàu sẽ giúp tăng sự co bóp của ruột, từ đó việc đi ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2. Chữa chứng đau nhức

Theo y học cổ truyền nhận định rằng, đặc tính của trái nhàu khi ngâm với rượu sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức thông thường chẳng hạn như: đau lưng, cổ, các cơ khớp, hệ thần kinh, căng thẳng, đau nửa đầu.

Phương pháp thực hiện: Nguyên liệu bao gồm 24g rễ nhàu, 12g hạt muồng trâu, 12g cối xay, 12g rau má, 8g củ gấu (có thể dùng để sao hoặc tẩm). Đem tất cả nguyên liệu sắc với 1/2 lít nước đun sôi, sau đó chắt lấy nước còn 250ml. Chia ra uống thành 2 lần/ngày, lưu ý là nên uống lúc thuốc còn nóng và không được để qua đêm.

Trái Nhàu chữa chứng đau nhức

3. Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Điểm nổi bật trong những công dụng của trái nhàu chính là khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Một phần là nhờ khả năng kích thích quá trình hình thành các tế bào T – là dạng tế bào thiết yếu cho việc giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, nhóm chất Iridois chiếm tới 75% trong số thành phần dinh dưỡng của trái nhàu rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó còn có các chất trong nhóm Anthranquinonic như emodin và rhein sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển của các tế bào ung thư.

4. Khả năng kháng viêm

Trái nhàu có chứa trong mình một số hoạt chất dinh dưỡng có khả năng kháng viêm hiệu quả, hơn nữa loại quả này còn có tác dụng chữa trị các vấn đề liên quan đến hệ cơ và khớp.

Ngoài ra để trái nhàu còn phát huy tốt công dụng của mình trong việc chữa các vết loét, ngăn ngừa dấu hiệu phát ban nếu tích cực dùng trái nhàu thường xuyên. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn giúp giảm nhanh tình trạng thâm tím, căng da, nóng đỏ da.

Trái Nhàu có khả năng kháng viêm

5. Ổn định huyết áp

Một số nhà nghiên cứu thế giới nhận thấy tinh chất chứa trong rễ nhàu có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, kích thích lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp kéo dài. Đặc biệt, khi đem trái nhàu phơi khô hay dùng tươi đều có thể làm vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt.

Cách thực hiện: Đầu tiên lấy 30g – 40g rễ cây nhàu cắt nhỏ ra và phơi khô, sau đó đem nấu chắt lấy nước uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong vài tháng sẽ giúp ổn định đường huyết trong cơ thể; nếu ngâm rượu, ngâm trong bình sau một vài tháng thì có thể sử dụng được.

Đồng thời các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, phòng ngừa nguy cơ xơ cứng động mạch. 

6. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Với những người mắc phải chứng bệnh mãn tính, khó trị như bệnh tiểu đường thì trái nhàu là một trong những biện pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đó. Một phần là nhờ trong quả nhàu có các hợp chất giúp chống oxy hóa ở tế bào và bổ sung hàm lượng Glucose cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, loại thực phẩm này còn cung cấp dưỡng chất có tác dụng giảm đường huyết. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả biến chứng và cải thiện tình trạng của bệnh.

7. Bồi bổ sức khỏe, tăng cường hoạt động chức năng

Có thể ăn hoặc sắc trái nhàu lấy nước cốt uống để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhất là một số hợp chất hữu ích sẽ được hấp thụ trong đường ruột và chuyển hóa thành xeronine. Loại hoạt chất này là yếu tố chủ lực trong việc duy trì quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn bảo vệ sức khỏe giúp chống lại các bệnh tật thường gặp phải.

8. Cải thiện sinh lý nữ

Đối với phái đẹp, trái nhàu không những là nguyên liệu làm đẹp được ưa dùng mà còn có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, chống trầm cảm và rối loạn tâm thần ở những người trong giai đoạn mãn kinh. Hơn nữa, những bạn nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ thì nên sử dụng loại quả này thường xuyên để giúp điều hòa kinh nguyệt.

Trái Nhàu giúp cải thiện sinh lý nữ

Công dụng của trái nhàu tươi là gì?

Trái nhàu là được xem là nơi hội tụ nhiều tinh túy nhất trong tất cả những bộ phận của cây nhàu. Dưới đây là một số công dụng phổ biến mà trái nhàu tươi mang lại cho sức khỏe

  • Chữa trị các chứng bệnh viêm khớp, đau nhức hệ cơ, xương.
  • Cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể
  • Làm thuốc an thần, mang lại giấc ngủ trọn vẹn hơn.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư và ức chế sự hình thành của tế bào ung thư.
  • Đối với phụ nữ giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt
  • Hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy.. Nhất là viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng trái nhàu tươi 

Để có được những hiệu quả từ công dụng của trái nhàu tươi, bạn nên sử dụng đúng cách với liều lượng vừa phải. Sau đây là một vài cách chế biến sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn.

Đối với những trái nhàu tươi, chín có thể ăn trực tiếp có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt. Lưu ý nên lựa chọn loại trái tươi ngon và rửa thật sạch trước khi dùng. 

 Trái nhàu nướng chín mang lại hữu ích trong việc làm giảm tình trạng ho, hen phế quản, cảm hay điều trị bệnh kiết lỵ. 

Ngâm rượu trái nhàu tươi cũng là cách chế biến thông dụng được đa số người dùng áp dụng để làm thuốc uống hoặc dùng để xoa bóp cơ khớp.

Ngoài ra, trái nhàu tươi, chín còn được sử dụng để trị mụn cóc. Thái từng lát mỏng trái nhàu tươi và đắp lên chỗ bị mụn. Sau đó băng kín lại, giữ nguyên khoảng 10 – 15 phút rồi tháo ra, rửa sạch lại với nước. Áp dụng cách làm này, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần sẽ làm rụng mụn cóc, mụn thịt.

Tác dụng phụ của trái Nhàu

Tác dụng phụ của trái nhàu

Khi sử dụng trái nhàu tươi bạn cần phải lưu ý một vài điều vì đặc tính của loại quả này có tính mát, khả năng hoạt huyết tốt, nhưng trên thực tế không thể điều trị dứt điểm bệnh thay thế các vị thuốc khác.

  1. Đặc biệt hàm lượng kali cao chứa trong trái nhàu giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn với một số trường hợp. Nhất là người đang bị bệnh thận, người đang dùng thuốc liên quan đến kali nên thận trọng khi sử dụng. Nồng độ kali rất cao trong cơ thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và rối loạn nhịp tim. 
  2. Đối với phụ nữ đang trong quá trình thai kì không nên sử dụng loại quả này vì bản chất trái nhàu tươi có khả năng hỗ trợ thông kinh, hoạt huyết.
  3. Người có huyết áp thấp cũng tốt nhất tránh sử dụng các sản phẩm từ trái nhàu. Lý do là vì bản chất của trái nhàu chỉ có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể.
  4. Ngoài ra, trái nhàu có vị chua, vì thế những người thường gặp các vấn đề về dạ dày nên ăn khi đói bụng hoặc chỉ ăn sau các bữa ăn.

Một số câu hỏi thường gặp về trái nhàu

Nước ép trái nhàu có tác dụng gì?

Với trái nhau tươi dù chế biến theo dạng nấu chín, nướng chín làm nước ép đều mang lại cùng công dụng như nhau. Nếu sử dụng làm nước ép kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng, cho thức uống thêm hương vị và bổ dưỡng hơn.

Trái nhàu tươi có ngâm rượu được không?

Trên thực tế, ngâm rượu với trái nhàu là phương pháp phổ biến nhất trong việc pha chế thuốc. Thậm chí, khi ngâm rượu sẽ góp phần tăng thêm công dụng của loại quả này. Một số công dụng có thể kể đến là thuốc để xoa bóp cơ khớp, trị ho cảm,..

Trái nhàu ngâm đường uống có tác dụng gì?

Những quả nhàu tươi, sắp chín ngâm đường được xem là một trong những đồ uống ngon, mát nhất là những ngày hè. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thận trọng trong quá trình sử dụng vì trái nhàu có mùi khó chịu. Người không quen uống có thể bị nôn mửa. 

Trái nhàu ngâm rượu với đường phèn có tác dụng gì?

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng trái nhàu ngâm đường phèn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ngoài ra, khi sử dụng loại nước dạng siro này có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp. Đặc biệt là các bệnh mỏi gối, chân tay bị sưng đau, bệnh gout.
Trái nhàu có ăn sống được không?

Đương nhiên là có thể ăn trực tiếp trái nhàu. Tuy nhiên khi mua bạn cần phải lựa chọn loại trái tươi ngon và rửa thật sạch để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh bị ngộ độc do nhiễm vi khuẩn, chất dơ bẩn còn đọng lại trên thực phẩm.

Trái nhàu miền bắc gọi là gì?

Ở Việt Nam mọi người thường hay gọi loại quả này là trái nhàu hoặc trái ngao. Tuy nhiên loại quả này chỉ thường hay được trồng ở miền Trung và Nam bộ. Ở miền Bắc thì hiếm gặp vì do điều kiện thời tiết và khí hậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua