Giấm táo chắc chắn là một loại nguyên liệu rất quen thuộc đối với chị em phụ nữ ngày nay. Chúng ta vẫn thưởng dùng chúng trong nấu nướng để làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn. Không dừng lại ở đó, giấm táo còn góp mặt trong các công cuộc làm đẹp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn nữa đấy.
Nội dung chính
- Giấm táo là gì?
- 12 Công dụng từ giấm táo
- 1. Giấm táo giúp giảm đau bụng
- 2. Giấm táo ngăn ngừa chứng khó tiêu
- 3. Làm dịu cơn đau họng
- 4. Kiểm soát lượng đường trong máu
- 5. Tăng năng lượng cho cơ thể
- 6. Hỗ trợ giảm cân
- 7. Giấm táo giúp loại bỏ gàu trên da đầu
- 8. Loại bỏ mụn trứng cá
- 9. Giấm táo có khả năng làm trắng răng
- 10. Khử mùi cơ thể
- 11. Làm mờ các vết thâm
- 12. Giúp da căng bóng
- 4 Tác dụng phụ từ giấm Táo
- Rửa mặt bằng giấm táo có tốt không?
- Uống giấm táo có đau dạ dày không?
- Các món ăn làm từ giấm táo
Giấm táo là gì?
Hay còn gọi là ACV. Giấm táo là một chất lỏng được sản xuất trong quá trình lên men của rượu táo. Trong quá trình này, đường trong táo được lên men bởi men hoặc vi khuẩn được thêm vào trong rượu táo, sau đó biến nó thành rượu và cuối cùng, thành giấm.
Để làm ra giấm táo, táo được nghiền nát và tiếp xúc với men. Bằng cách này, đường tự nhiên trong táo sẽ được lên men theo thời gian và biến thành rượu (giống như bạn làm với rượu vang).
12 Công dụng từ giấm táo
1. Giấm táo giúp giảm đau bụng
Đối với những cơn đau dạ dày khó chịu, bạn hãy thử nhấm nháp một ít giấm táo trộn với nước ấm. Nếu bạn bị tiêu chảy và nhiễm trùng vi khuẩn thì giấm táo là một sự lựa chọn tốt giúp cơ thể bạn kiểm soát được vấn đề nhờ vào đặc tính kháng sinh của nó. Hơn nữa, một số chuyên gia cho rằng, trong giấm táo có chứa pectin giúp làm dịu các cơn co thắt ruột.
2. Giấm táo ngăn ngừa chứng khó tiêu
Giấm táo đã được chứng minh rất hữu ích trong việc chữa trị chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng. Vì chúng có tác dụng trung hòa, làm giảm độ axít của dạ dày. Axit acetic trong dấm táo có tác dụng điều tiết glucose trong thực phẩm giúp dạ dày của bạn hoạt dộng nhẹ nhàng hơn.
Hãy thử phương thuốc dân gian này: thêm 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm. Uống nó 30 phút trước khi ăn.
3. Làm dịu cơn đau họng
Ngay khi bạn cảm thấy đau nhói ở cổ họng, hãy cân nhắc dùng thử giấm táo để làm sạch mầm, tạo ra một môi trường axit tiêu diệt được vi khuẩn và tránh làm nhiễm trùng. Chỉ cần pha 1/4 chén giấm táo với 1/4 cốc nước ấm và súc miệng mỗi giờ hoặc lâu hơn sẽ giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu
Một vài nhánh giấm táo có thể giúp lượng đường trong máu của bạn. Theo một nghiên cứu năm 2007 cho thấy, những ngời mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu tiêu thụ hai muỗng canh giấm táo với 28 gram phô mai khi đi ngủ thì sẽ có glucose lúc đói thấp hơn (vào sáng hôm sau) so với người uống nước với pho mai trước khi đi ngủ.
Các nhà khoa học kết luận rằng tác dụng chống đường huyết của giấm táo đặc biệt có lợi đối với người có xu hướng đường huyết cao khi đói.
5. Tăng năng lượng cho cơ thể
Tập thể dục và căng thẳng có thể khiến axit lactic tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi. Điều thú vị là các axit amin có trong giấm táo có thể hoạt động như một loại “thuốc giải độc”. Giấm táo cũng chứa kali và enzyme có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi đó. Vì vậy, lần tới khi bạn cảm thấy uể oải, hãy thử uống giấm táo. Thêm một hoặc hai muỗng vào thức uống để cải thiện năng lượng cho cơ thể bạn.
6. Hỗ trợ giảm cân
Theo những nghiên cứu năm 2018, giấm táo là một phần của chế độ ăn kiêng giúp hạn chế được lượng calo trong cơ thể. Axit axetic trong giấm táo có chức năng làm giảm sự hấp thụ tinh bột và làm dạ dày tiêu hóa chậm, khiến bạn lâu đói hơn. Giấm táo được coi là một chiến lược hiệu quả để giảm mỡ nội tạng và giải quyết được một số vấn đề sức khỏe khác.
7. Giấm táo giúp loại bỏ gàu trên da đầu
Độ axit của giấm táo có thể làm thay đổi độ pH của da đầu của bạn, khiến điều kiện gây ra gàu diễn ra khó khăn hơn. Trộn 1/4 chén giấm táo với 1/4 cốc nước. Để trong chai xịt và áp dụng lên da đầu, dùng khăn bông quấn lên tóc và ủ từ 15 phút đến một giờ, sau đó gội đầu như bình thường. Làm điều này hai lần một tuần bạn sẽ nhận được kết quả tốt nhất.
8. Loại bỏ mụn trứng cá
Đặc tính kháng khuẩn của giấm táo có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá. Các axit malic và lactic có trong giấm táo giúp làm mềm và tẩy đi các tế bào chết, giảm các đốm đỏ và cân bằng độ pH cho làn da của bạn.
Bạn nên pha loãng giâm táo trước khi thoa lên mặt vì nó có thể gây tổn thương da hoặc bỏng hóa chất nếu nó không đủ loãng. Nồng độ axit axetic trong giấm táo rất khác nhau và không được chuẩn hóa, gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ pha loãng của nó.
9. Giấm táo có khả năng làm trắng răng
Súc miệng bằng giấm táo vào buổi sáng sẽ giúp bạn loại bỏ được các vết bẩn bám trên bề mặt răng, tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và nướu của bạn. Đánh răng như bình thường sau khi bạn súc miệng với giấm táo. Các chất axit của giấm táo giúp làm giảm màu vàng trên răng của bạn. Với khả năng khử trùng tự nhiên, giấm táo là dung dịch có tác dụng rất tốt trong việc vệ sinh răng miệng và khử mùi hôi.
10. Khử mùi cơ thể
Ngoài ra, giấm táo còn có thể giúp bạn kiểm soát mùi hôi chân, giúp cân bằng độ pH và chống lại các vi khuẩn tác nhân gây ra tình trạng hôi chân. Dùng một cái khăn lông thấm vào dung dịch giấm táo sau đó lau trực tiếp vào lòng bàn chân. Hoặc bạn có thể nhúng sẵn vào bông tẩy trang và bảo quản trong hộp kín. Bạn cũng có thể áp dụng chúng lên vùng da dưới cánh tay để cải thiện được tối đa mùi của cơ thể, giảm các vi khuẩn gây mùi.
11. Làm mờ các vết thâm
Giấm táo có đặc tính chống viêm; chấm hoặc đặt một miếng bông tẩy trang đã thấm qua giấm táo có thể giúp da bạn làm mất dần các vết thâm do mụn để lại hoặc cải thiện được sắc tố da.
12. Giúp da căng bóng
Ngoài việc giúp da cân bằng độ pH, giấm táo còn có tính chất làm căng da một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, loại giấm này rất giàu axit alpha hydroxy (AHA) sẽ tẩy tế bào chết rất nhẹ nhàng, tăng lưu lượng máu tuần hoàn bên dưới da và thu nhỏ lỗ chân lông. Đối với làn da dầu, đây là lựa chọn lý tưởng để loại bỏ bã nhờn cũng như dầu thừa, cho bạn một làn da căng bóng và trắng sáng.
4 Tác dụng phụ từ giấm Táo
1. Ăn mòn men răng
Axit axetic có trong giấm táo có thể làm hỏng men răng. Trong một nghiên cứu cho thấy, một lượng lớn giấm táo đã làm mất đi 1% – 20% khoáng chất từ răng chỉ sau bốn giờ và có thể gây xói mòn răng.
2. Gây bỏng da
Độ axit có trong giấm táo nếu bôi trực tiếp lên da có thể gây bỏng và kích ứng, đặc biệt là nếu giấm không được pha loãng.
3. Giảm mật độ xương
Việc tiêu thụ quá nhiều giấm táo cũng làm giảm mật độ khoáng của xương, làm cho xương yếu và dễ gãy. Người có nguy cơ loãng xương cao nên tránh tiêu thụ giấm táo.
4. Tương tác với thuốc
Thuốc điều trị tiểu đường: Những người dùng insulin nếu dùng chung vs giấm táo có thể bị hạ đường huyết hoặc kali một cách nguy hiểm.
Digoxin (thuốc trợ tim): Thuốc này làm giảm nồng độ kali trong máu của bạn. Dùng nó kết hợp với giấm táo có thể làm mất đi một lượng lớn kali trong cơ thể.
Một số loại thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc lợi tiểu khiến cơ thể bài tiết kali. Để ngăn mức kali giảm quá thấp, những loại thuốc này không nên được tiêu thụ với một lượng lớn giấm táo.
Rửa mặt bằng giấm táo có tốt không?
Khi được sử dụng như một chất tẩy rửa mặt, giấm táo là một cách hiệu quả để làm sạch bụi bẩn bám trên da. Giấm táo cũng được dùng như một loại mỹ phẩm trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện các nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa. Bạn chỉ cần pha loãng giấm táo để rửa mặt hoặc ngâm một miếng bông hoặc vải bông trong giấm táo pha loãng và thoa đều trên da của bạn. Rửa sạch lại bằng nước ấm, sau đó vỗ nhẹ cho da khô mà không cần dùng khăn lau khô.
Để tạo ra một loại nước rửa mặt bằng giấm táo hoàn toàn tự nhiên, hãy trộn:
- ¼ cốc nước ấm
- 1 muỗng canh giấm táo
Uống giấm táo có đau dạ dày không?
Giống như bất kỳ loại giấm nào khác, giấm táo có tính axit cao. Trường hợp bạn uống giấm táo với liều lượng lớn và không được pha loãng nó có thể gây kích ứng cổ họng và dạ dày vì tính axit của nó. Nếu bạn đang mắc các chứng bệnh loét dạ dáy, điều này có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bạn.
Nên tiêu thụ giấm táo nguyên chất, chưa tinh chế với độ pH từ 5 – 7 để ngăn ngừa các tác dụng phụ. Nếu các tác dụng phụ không giảm đi theo thời gian, thì hãy ngưng hoặc giảm liều lượng sử dụng giấm táo.
Các món ăn làm từ giấm táo
Được biết đến là một trong những nguyên liệu có thể cải thiện sức khoẻ đường ruột và cân bằng lượng đường trong máu, giấm táo còn là gia vị giúp các món ăn tăng thêm mùi thơm nhưng lại ít calo.
Nó rất được ưa thích trong các công thức chế biến mang hương vị chua cay, ví dụ như: Thịt lợn vai nấu với giấm táo và cải xoăn, salad cá hồi hun khói với rượu táo, hạt điều nướng với cà rốt tẩm giấm táo,…
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5