Trên thế giới hiện nay, tình trạng người bị sỏi mật ngày càng gia tăng đặc biệt là thành phần người lớn tuổi và dần có xu hướng chuyển sang giới trẻ. Các viên sỏi trong mật nếu ứ đọng trong thời gian dài kích thước sẽ dần lớn hơn và gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới cơ thể. Nhiều người thường lựa chọn những phương pháp trị liệu Tây y để điều trị dứt điểm nhưng hiệu quả không cao, vì thế họ có xu hướng chuyển sang các loại thuốc Đông y để đánh tan sỏi mật. Nhưng liệu những bài thuốc Đông y có mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị sỏi mật hay không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về bản chất của sỏi mật và những phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả tốt nhé.
Nội dung chính
Nguyên nhân bị sỏi mật
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi mật, nhưng trong đó có một số nguyên nhân chính mà mọi người thường hay gặp phải là: sự mất cân bằng của các cơ quan có chứa dịch mật; do chức năng gan kém hoặc rối loạn chuyển hóa cholesterol; sự chuyển hóa đường mật trong gan bị suy giảm và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm kí sinh trùng. Sỏi mật được hình thành từ sự kết tụ của các thành phần có trong dịch mật, trong đó chủ yếu là cholesterol và bilirubin (sắc tố mật).
Mất cân bằng các thành phần trong dịch mật
Tình trạng lượng cholesterol bị dư thừa được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của sỏi mật, thường xảy ra khi bạn có các bệnh lý tại gan hoặc gặp tình trạng cholesterol cao trong chế độ ăn uống thường ngày.
Một số căn bệnh như viêm ruột mãn tính, bệnh lý hồi tràng làm giảm hấp thu các acid mật; bên cạnh đó việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng làm tăng nồng độ cholesterol và giảm sự co bóp của túi mật, từ đó dẫn đến nguy cơ bị sỏi mật.
Hoạt chất Bilirubin – sản phẩm của sự đào thải của các tế bào máu hồng cầu. Khi hồng cầu già và chết đi, chúng sẽ chuyển hóa thành bilirubin, sau đó được gan loại bỏ ra khỏi máu bằng cách bài tiết bilirubin vào trong dịch mật.
Đường mật hoạt động yếu
Việc đường mật hoạt động trì trệ và kém hiệu quả sẽ khiến cho hiện tượng mật bị ứ đọng nhiều hơn làm tăng cao nguy cơ bị sỏi mật.
Nhiễm khuẩn và nhiễm kí sinh trùng
Khi giun, sán phát triển ở đường ruột “đi lạc” vào đường mật, xác hoặc trứng của chúng sẽ trở thành nhân, tạo điều kiện để sắc tố mật và calci bám vào, hình thành nên sỏi. Đây là nguyên nhân thường gặp ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển do chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh.
Một số yếu tố nguy cơ khác cũng tạo điều kiện cho sỏi hình thành và phát triển, chẳng hạn như: giảm cân cấp tốc, chế độ ăn giàu chất béo, người béo phì, phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc giảm mỡ máu, bệnh tiểu đường…Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Tây hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có hiệu quả với một số loại sỏi nhất định hoặc vẫn có nguy cơ sỏi tái phát sau khi trải qua phẫu thuật nên rất nhiều người đã tìm đến cách chữa sỏi mật dân gian.
Phương pháp điều trị sỏi mật
Hiện nay theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa thì những người bị sỏi mật ở giai đoạn sớm có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị có tác dụng làm tan sỏi mật. Điều nay mang lại hiệu quả cao nhưng thay vào đó là rất dễ gặp phải một số phản ứng phụ của thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Vì thế trước khi sử dụng những loại thuốc này bạn cần phải có ý kiến tham khảo của bác sĩ để hiểu rõ được thành phần và những tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra các bác sĩ chuyên khoa cũng đã áp dụng loại phương pháp giúp làm tan sỏi qua việc sử dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tuy nhiên phương pháp điều trị này rất tốn kém và hầu như không thể loại bỏ hết được hoàn toàn sỏi trong mật. Bên cạnh đó, torng một số trường hợp đặc biệt sẽ gây ra những biến chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
Mặc dù phương pháp này có tác động tới sức khỏe nhưng đây được coi là phương pháp trị liệu tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Nhất là đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc ở những trường hợp kích thước sỏi trong mật đã quá lớn, khi này cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ kịp thời sỏi trong túi mật; tránh để lại biến chứng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều trị sỏi mật sử dụng các bài thuốc dân gian
Bài thuốc áp dụng quả dứa
Nhiều người vẫn thường hay sử dụng quả dứa để làm nguyên liệu trong các bài thuốc đánh tan sỏi mật. Áp dụng với công thức như sau: lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ nhỏ và đổ vào khoảng 0,3g phèn chua; sau đó cho nước vào đậy nắp kín và ninh trong vòng 3 giờ. Có thể ăn kèm với phần dứa còn lại để tăng hiệu quả của thuốc. Áp dụng kiên trì bài thuốc này liên tục trong 7 ngày sẽ mang lại kết quả rõ rệt.
Tuy nhiên, thực tế chưa có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy quả dứa có thể bài được sỏi mật. Trên thực tế thì hoạt chất Bromelain có trong quả dứa chỉ được các nhà nghiên cứu nhận định có tính kháng viêm nên chỉ có thể giúp hỗ trợ một phần trong việc làm tan sỏi mật. Ngoài ra nó còn có khả năng loại bỏ các tế bào chết giúp làm dịu dấu hiệu sưng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục các vết thương sau phẫu thuật.
Bài thuốc áp dụng quả đu đủ xanh
Áp dụng nguyên liệu này theo công thức sau: Lấy 1 trái đu đủ xanh cắt bỏ 2 đầu; sau đó khoét bỏ hết phần hột bên trong và chỉ giữ lại lớp vỏ. Tiếp theo hòa thêm một ít muối và đem đi nấu cách thủy cho đến khi trái mềm ra, để nguội dần là có thể ăn được. Chỉ cần ăn 1 quả/ngày liên tục trong 1 tuần sẽ thấy được kết quả rõ rệt. Theo như các nhà khoa học cho biết, loại hoạt chất Papain chứa trong trái đu đủ xanh có lợi rất tốt cho tiêu hóa, hoạt chất này hoạt động tương tự như các enzym tiêu hóa protein nên có khả năng kháng viêm và ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên nếu đánh giá về hiệu quả trong việc làm tan sỏi thì chưa có chứng mình nào rõ ràng về tác dụng này.
Bài thuốc áp dụng quả sung
Áp dụng bài thuốc với công thức sau: Sử dụng 250 g quả sung miếng đem đi sao khô và hòa chùng với 4 chén nước rồi sắc lên thành 1 chén lấy nước uống. Chia ra uống thành nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên trên thực tế thì loại nguyên liệu này chưa được nhận định về hiệu quả trong việc làm tan sỏi mật một cách hiệu quả; nhưng về tính kháng viêm, kháng khuẩn của quả sung được đánh giá khá cao. Nhờ đó những bài thuốc được điều chế từ loại nguyên liệu này mang lại lợi ích lớn trong việc chữa trị các triệu chứng viêm họng, ho khan,…
Bài thuốc sử dụng dầu ô liu kết hợp nước cốt chanh
Phương pháp này hiện nay vẫn chưa được giới chuyên gia đánh giá cao về khả năng điều trị sỏi mật; tuy nhiên nhiều người vẫn thường hay sử dụng bài thuốc này theo như những trải nghiệm thực tế của một số trường hợp đã sử dụng qua.
Qua một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu ô liu mang khả năng nhuận tràng và kích thích hoạt động co bóp của túi mật. Nhưng trên thực tế khi đào thải, gan chỉ có thể loại bỏ các hạt sỏi màu xanh lá hoặc vàng xanh, đây được xem là hỗn hợp muối tạo thành từ dầu, muối mật, nước chanh và một số tạp chất khác chứ không phải sỏi mật.
Những phương pháp điều trị này tuy dễ áp dụng nhưng lại ít được các nhà khoa học chứng minh được hiệu quả mà nó mang lại. Vì thế, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về thành phần nguyên liệu và các hoạt tính của thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho tình trạng của bệnh nặng hơn.
Qua những bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, tuy được nhiều người áp dụng để điều trị nhưng trên thực tế lại ít có ghi nhận nào cho thấy hiệu quả rõ rệt mà những bài thuốc này mang lại.
Vì thế nếu gặp phải trường hợp bị sỏi mật, cách tốt nhất bạn hãy nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị bằng thiết bị y tế hiện đại; điều này sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh tình và hơn nữa việc điều trị dứt điểm sỏi mật cũng đạt được hiệu quả hơn so với các bài thuốc Đông y.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5