Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày thì việc ngủ nghỉ luôn là điều cần thiết để giúp cho cơ thể có thời gian hồi phục sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Trong đó những giấc ngủ trưa ngắn đoạn cũng là yếu tố khá quan trọng để giữ cho cơ thể được hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn trong ngày.
Nhiều người vẫn thường hay thờ ơ với thói quen này và lâu dần không coi việc ngủ trưa là yếu tố cần thiết, suy nghĩ sai lầm này sẽ khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mọi và năng suất hoạt động cũng sẽ bị giảm theo. Vậy việc ngủ trưa mang lại lợi ích gì? Cần thời gian bao lâu là đủ để cơ thể hồi phục và hoạt động tốt hơn? Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn những lợi ích của việc ngủ trưa và lượng thời gian cần thiết đối với một người bình thường nhé.
Nội dung chính
Lợi ích sức khỏe từ việc ngủ trưa
Ngoài giấc ngủ vào buổi tối thì các giấc ngủ trưa giữa ngày cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể và còn hỗ trợ sức khỏe cho hoạt động của một số cơ quan khác.
- Duy trì sức khỏe cho hệ tim mạch: Một số nhà khoa học đã cho nhận định rằng những người thường xuyên ngủ trưa sẽ có nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan đến hệ tim mạch.
- Các giấc ngủ trưa ngắn đoạn cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đầu óc căng thẳng và đồng thời hồi phục khả năng hoạt động của cơ thể. Khi ngủ trưa đủ giấc sẽ có cảm giác khỏe khoắn hơn và đầu óc tỉnh táo hơn.
- Việc có chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với chế độ ngủ nghỉ giữa trưa hợp lý sẽ giúp cho thể trạng luôn được tốt và đầu óc cũng minh mẫn hơn, qua đó năng suất lao động cũng được cải thiện.
- Theo nghiên cứu thực tế của các nhà khoa học nhận định rằng, việc ngủ nghỉ ít và không hợp lý sẽ có nguy cơ béo phí khá cao. Lý do là bởi việc thiếu ngủ sẽ kích thích quá trình hormone hình thành làm cho bạn luôn thèm ăn; hơn nữa còn làm giảm mức độ hormone leptin. Khi đó cơ thể sẽ luôn tiêu thụ nhiều thực phẩm và dễ gây ra hiện tượng tăng cân không ngừng. Vì thế để hạn chế tình trạng này chỉ cần có một giấc ngủ trưa trọn vẹn và hợp lý là được.
- Bên cạnh đó thì các chuyên gia nghiên cứu cũng cho biết việc thiếu ngủ trong ngày cũng là tác nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già. Ngủ trưa đủ giấc sẽ giúp giảm thiểu một cách đáng kể nguy cơ mắc phải và còn cải thiện hoạt động của não bộ.
Tác hại của việc không ngủ trưa
Bên cạnh những lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho sức khỏe thì với những trường hợp thiếu ngủ, nhất là giấc ngủ trưa sẽ gây ra một số dấu hiệu làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Làm suy giảm trí nhớ
Thông thường cơ thể chúng ta trong tình trạng khỏe mạnh nhất là vào buổi sáng. Sau một buổi sáng tập trung công việc, bạn sẽ dễ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lúc này mọi người cần phải nghỉ ngơi. Nếu không được nghỉ ngơi kịp thời não bộ sẽ bắt đầu hoạt động một cách yếu ớt.
Và cũng chính việc não bộ hoạt động không tốt dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tập trung chú ý. Và làm giảm sút khả năng lao động, tâm trạng cũng trở nên khó chịu, nóng tính. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc vào buổi chiều của bạn.
Biến chứng rối loạn tâm lý
Việc để não bộ hoạt động quá sức suốt một ngày dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến hệ thần kinh và một số hệ thống khác trong não bộ; khi đó về mặt tâm sinh lý sẽ hình thành nên các nhân cách khác thường tác động đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Một số trường hợp tồi tệ hơn là xuất hiện hội chứng tự kỷ. Những vấn đề này thường hay gặp phải ở bộ phận giới trẻ hoặc đối tượng người lao động thường xuyên làm việc bằng trí óc với cường độ cao.
Năng suất lao động bị suy giảm
Một điều chắc chắn là nếu thiếu giấc ngủ trưa, vào buổi chiều bạn sẽ bắt đầu công việc bằng trạng thái mệt mỏi. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao. Sau một buổi sáng làm việc cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để nạp thêm năng lượng cho buổi chiều để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Vì thế để hồi phục khả năng hoạt động của cơ thể và giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn vào buổi chiều, bạn nên dành ra một ít thời gian để nghỉ ngơi hồi phục và bổ sung năng lượng.
Mắc bệnh tim mạch
Khi bạn không ngủ trưa cơ thể bạn sẽ cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim. Vì thế nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch thường cao hơn so với các trường hợp khác. Bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ trưa từ 15-30 phút mỗi ngày với một tư thế ngủ đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Ngủ trưa bao lâu là đủ?
Giấc ngủ dài 10 – 20 phút
Theo chứng minh của khoa học cho thấy, trong giai đoạn nghỉ ngơi ngắn đoạn thì thời gian từ 10 – 20 phút được xem là khoảng thời gian nghỉ lý tưởng để cơ thể được hồi phục năng lượng cho hoạt động trong một ngày dài. Nhất là với những người có ít thời gian để nghỉ ngơi thì giấc ngủ giữa đoạn này là tương đối hợp lý và còn có thể mang lại sự tỉnh táo, sảng khoái hơn về mặt tinh thần.
Hơn nữa, giấc ngủ ngắn đoạn này cũng có thể hạn chế được giới hạn của việc ngủ trưa, vì nếu ngủ quá nhiều cũng không tốt rất dễ gây ra hiện tượng mệt mỏi kèm theo đó là cảm giác choáng váng.
Giấc ngủ dài 30 phút
Theo như nhận định của các chuyên gia nghiên cứu rằng nếu bạn chỉ dành ra 30 phút để ngủ trưa thì sẽ không thể cải thiện được hoạt động của cơ thể và hồi phục đầy đủ năng lượng cần thiết cho một ngày dài. Ngoài ra, khi thức dậy cơ thể sẽ có cảm giác uể oải và tinh thần mệt mỏi hơn bình thường; vì thế cách tốt nhất là hãy dành thêm 15 phút để giấc ngủ được trọn vẹn và nhờ đó mà cơ thể mới hồi phục sức khỏe được hoàn toàn.
Giấc ngủ dài 45 phút
Khoảng thời gian này được đánh giá là lượng thời gian cần thiết và rất tốt cho hệ thần kinh cũng như hoạt động của cơ thể. Với một người có giấc ngủ trưa dài từ 20 đến 45 phút thường sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn so với người bình thường.
Giấc ngủ dài 60 phút
Thời lượng giấc ngủ ở khoảng này có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp cải thiện trí nhớ. Nó khiến bạn chìm vào giấc ngủ sâu nhất – ở giai đoạn này, sóng não sẽ diễn ra rất chậm.
Đây là thời lượng giấc ngủ được bác sĩ khuyến khích, giúp bạn cải thiện các kỹ năng giao tiếp, khả năng tập trung và trí nhớ. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại một vài tác dụng phụ nhẹ, bao gồm cảm giác đau tim nhẹ sau khi thức dậy.
Giấc ngủ dài 90 phút
Đây là thời lượng đầy đủ nhất cho một giấc ngủ trưa, nếu bạn ngủ đủ thời gian này sẽ mang lại cảm giác sảng khoái về mặt tinh thần và đồng thời còn giúp hồi phục hoàn toàn năng lượng cần thiết cho hoạt động của buổi còn lại trong ngày. Hơn nữa, việc ngủ đủ giấc này còn giúp cho cơ thể được thư giãn hoàn toàn và bạn sẽ có giấc ngủ sâu hơn, tránh hiện tượng thức giấc gián đoạn vào ban đêm. Ngoài ra đối với trẻ nhỏ thì việc ngủ trọn vẹn 90 phút cũng là một điều cần thiết để trẻ hình thành cho mình một thói quen ngủ đủ giấc; qua đó trẻ sẽ luôn trong thể trạng tốt nhất và tinh thần luôn phấn chấn torng suốt một ngày dài.
Theo các nhà khoa học đã chứng minh rằng, một giấc ngủ dài 90 phút sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ cảm xúc và khả năng hoạt động của não bộ; hơn nữa còn tăng cường khả năng sáng tạo và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Ngoài ra giấc ngủ này còn giúp tạo thói quen ngủ nghỉ một cách khoa học và đồng thời còn ngăn ngừa tốt chứng bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ thường hay gặp ở người lớn tuổi.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5