Tỏi từ thời xưa đến nay được xem là loại nguyên liệu gia vị không thể thiếu trong những món ăn truyền thống của gia đình người Việt. Với hương vị nồng đặc trưng, loại gia vị này đã góp phần tăng thêm độ thơm ngon của các món ăn giúp cho bữa ăn càng hấp dẫn.
Ngoài những công dụng trong chế biến ẩm thực, thì tỏi còn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe khác mà ít ai có thể ngờ tới. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về những điều thú vị xung quanh loại củ này nhé.
Nội dung chính
- Đặc tính và giá trị dinh dưỡng của tỏi
- 15 Lợi ích sức khỏe từ tỏi
- 1. Chữa trị cảm cúm
- 2. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
- 3. Hỗ trợ chức năng xương khớp
- 4. Hỗ trợ hệ tim mạch
- 5. Hỗ trợ sinh lý nam giới
- 6. Hỗ trợ lọc máu trong cơ thể
- 7. Tác dụng làm đẹp cho da
- 8. Lợi ích sức khỏe cho bà bầu
- 9. Phòng ngừa bệnh Alzheimer
- 10. Trị chứng khó tiêu, đầy bụng
- 11. Hỗ trợ giảm cân
- Những điều cần lưu ý khi xài tỏi
- Những thắc mắc liên quan đến tỏi
Đặc tính và giá trị dinh dưỡng của tỏi
Đặc tính của tỏi là kháng sinh cao nhờ chứa nhiều hoạt chất allicin kháng viêm hiệu quả, qua đó có thể phòng chống các vi khuẩn, vi rút gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong tinh dầu của tỏi còn có dồi dào glucogen và fitonxit, aliin có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và sát trùng cực kỳ tốt.
Về thành phần dinh dưỡng của tỏi thì đây là loại thực phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng giá trị dinh dưỡng và các lợi ích sức khỏe của nó. Đặc biệt, trong tỏi chứa trong mình hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D và một số khoáng chất thiết yếu khác như inulin, fitoxterin,… giúp điều trị một số loại bệnh thông thường hay mắc phải và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
15 Lợi ích sức khỏe từ tỏi
1. Chữa trị cảm cúm
Trong tỏi có chứa loại hoạt chất sulfur có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì thế, việc sử dụng tỏi hằng ngày sẽ giúp cơ thể phòng ngừa các vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho cơ thể xâm nhập từ bên ngoài, nhất là bệnh cảm cúm, sốt siêu vi,…
Ngoài ra, nếu ăn trực tiếp tỏi sống còn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị cảm cúm lên tới 61%; thậm chí là trị chứng cảm cúm hiệu quả và hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Thực tế công dụng này đã được áp dụng từ thời xưa và cho đến hiện tại vẫn được ưa chuộng sử dụng nhiều trong việc giải cảm và các loại bệnh ho, sốt hay gặp.
2. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, đặc tính kháng viêm của tỏi có khả năng ngăn ngừa triệt để các nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột. Hơn nữa, tỏi khi được hấp thụ sẽ hạn chế sự gây hại của các độc tố, chất kim loại nặng và một số chất gây ung thư cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trong tỏi còn có thành phần các chất germanium và selen giúp giảm thiểu nguy cơ đột biến ở các tế bào, từ đó sẽ ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào gốc và phòng chống ung thư một cách hiệu quả.
3. Hỗ trợ chức năng xương khớp
Các hoạt chất như vitamin C, B6, và khoáng chất thiết yếu như mangan, kẽm,… có trong tỏi có công dụng ngăn chặn sự hình thành và biến đổi của các mô liên kết, đồng thời kiểm soát tốt quá trình chuyển hóa xương. Bên cạnh đó còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất canxi cho xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Đối với phụ nữ nếu ăn tỏi sống sẽ giúp giảm thiểu quá trình lão hóa xương thông qua việc kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen. Còn với những người mắc phải những vấn đề về xương khớp nếu ăn tỏi sống sẽ cải thiện bệnh tình và tăng khả năng hồi phục cho cơ thể trong thời gian nhất định.
4. Hỗ trợ hệ tim mạch
Một trong những công dụng được đánh giá cao ở tỏi chính là khả năng làm giảm lượng cholestorel LDL và gia tăng lượng cholesterol HDL trong máu. Qua đó sẽ có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho cơ thể và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Trên thực tế, những người thường hay mắc phải những vấn đề về tim mạch khi ăn tỏi sống sẽ có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, giảm lượng mỡ trong máu, làm ức chế dấu hiệu tích tụ của tiểu cầu; qua đó có tác dụng phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh tim mạch. Với những người có huyết áp cao, bác sĩ cũng có khuyến cáo nên sử dụng vài tép tỏi vào mỗi buổi sáng để giúp ổn định huyết áp.
5. Hỗ trợ sinh lý nam giới
Các nhà khoa học cũng đã nhận định rằng việc ăn tỏi sống có thể giúp cải thiện chức năng sinh lý và sức khỏe ở nam giới. Điều này được thể hiện rõ qua biểu hiện của những người mắc chứng nhược dương hay bị liệt dương khi sử dụng loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để cải thiện chức năng sinh lý thì chỉ cần ăn 1 – 2 nhánh tỏi/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng sẽ giúp tăng cường lượng tinh trùng trong tinh dịch. Ngoài ra creatinine và allithiamine được hình thành từ vitamin B1 và Allicin đóng vai trò chủ yếu ttorng việc tăng cường thể lực cho nam giới.
6. Hỗ trợ lọc máu trong cơ thể
Công dụng thanh lọc, giải độc tốt cho cơ thể cũng được đánh giá cao, một phần là nhờ vào thành phần chất allicin giúp gia tăng các tế bào bạch cầu và loại trừ triệt để mọi độc tố trong cơ thể. Khi đó, mọi chức năng hoạt động của các cơ quan luôn được khỏe mạnh và bền lâu, nhất là bộ phận gan.
7. Tác dụng làm đẹp cho da
Trong tỏi còn chứa nhiều hợp chất vitamin B, B1 và E có công dụng tăng tính đàn hồi cho làn da; bên cạnh đó còn giúp hạn chế quá trình lão hóa da, mang lại cho làn da trắng hồng tự nhiên và trị mụn hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với một số loại nguyên liệu tự nhiên khác để tạo nên hỗn hợp chăm sóc da tốt cho làn da nhé.
8. Lợi ích sức khỏe cho bà bầu
Đối với phụ nữ mang thai thì tỏi cũng là loại thực phẩm mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là sức đề kháng, đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của cả bà bầu lẫn thai nhi. Khi bà bầu có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị các vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập và gây nên một số loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế việc bổ sung tỏi vào khẩu phần dinh dưỡng là điều bà bầu nên làm nếu muốn có sức đề kháng tốt.
9. Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng trong tỏi có chứa những thành phần có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh Alzheimer – còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Lý do là bởi trong tỏi có chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa cao giúp loại bỏ các tế bào gốc và một số tác nhân gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh và não bộ; đồng thời còn hỗ trợ ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
10. Trị chứng khó tiêu, đầy bụng
Với những người mắc phải trường hợp này, cách tốt nhất là hãy pha cho mình một ly nước ép tỏi bằng nước ấm, lưu ý chắt phần bã chỉ lấy nước uống cho mỗi ngày. Ngoài ra cũng có thể xay nhuyễn tỏi và ngâm với 200ml rượu trắng là có thể cải thiện tình trạng này.
Sử dụng thức uống hỗn hợp này chia thành 2 – 3 lần/ngày sẽ hỗ trợ tiêu giảm triệu chứng trên và tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa.
11. Hỗ trợ giảm cân
Hợp chất allicin trong tỏi là yếu tố đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ giảm cân. Với hợp chất này, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tiểu giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra các khoáng chất khác còn có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Vì vậy, những ai đang có ý định giảm cân thì hãy bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng để giúp cho việc giảm cân hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Những điều cần lưu ý khi xài tỏi
Cắt hoặc xay nhỏ tỏi trước khi ăn
Cách tốt nhất để có thể hấp thụ trọn vẹn mọi dinh dưỡng từ loại thực phẩm này là cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi ra thay vì ăn trực tiếp nguyên củ. Nguyên nhân là vì khi cắt nhỏ hoặc xay ra sẽ hấp thụ nhiều không khí hơn, khi đó hoạt chất Alliin mới có thể chuyển hóa thành Allicin. Loại hoạt chất này chỉ phát huy hết mọi tác dụng khi để ngoài không khí trong thời gian dài.
Không sử dụng liều lượng quá nhiều
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên sử dụng 10g tỏi cho mỗi ngày, nếu dùng quá nhiều có thể gây rối loạn dạ dày làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không nấu ở nhiệt độ cao
Những giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ tỏi sẽ mất dần nếu nấu trong nhiệt độ cao. Vì thế khi chế biến và nấu nướng bạn chỉ nên để lửa vừa phải để cho tỏi có thể chín dần đều. Ngoài ra cũng không nên để lửa lớn khi chiên, nướng vì tỏi rất dễ bị cháy.
Những trường hợp không nên sử dụng
Những người mắc phải các vấn đề liên quan đến mắt và gan hoặc có cơ địa nóng trong người thì tốt nhất tránh tiếp xúc với tỏi. Nhất là những người mắc phải các vấn đề về máu, vì tỏi sẽ gây ra hiện tượng bị loãng máu.
Không ăn khi bụng đói
Khi đói bụng tốt nhất là không nên ăn tỏi vì khi hấp thụ sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể gây viêm dạ dày nếu dúng quá nhiều.
Khử mùi hôi miệng khi ăn tỏi
Khi ăn tỏi sẽ gây ra mùi hôi miệng do vị nồng đặc trưng của tỏi. Bạn chỉ cần dùng dầu dừa hoặc nước trà đậm đặc là có thể khử được mùi hôi của tỏi. Sau mỗi bữa ăn ngậm một ít dầu dừa hoặc nước trà trong khỏng 1 – 2 phút là sẽ hết mùi hôi của tỏi trong miệng.
Những thắc mắc liên quan đến tỏi
Ăn tỏi có thực sự giảm cân không?
Loại thực phẩm này đã được các chuyên gia nhận định mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm cân. Nhờ có Allicin nhiều trong tỏi có khả năng đốt cháy chất béo dư thừa, cùng với một số hoạt chất khác kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Chính vì điều đó, hãy bắt đầu bổ sung cho mình loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày để việc giảm cân hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Ăn tỏi có nóng không?
Bản chất của tỏi là mang tính nóng, vậy nên loại củ này không phù hợp với những người có cơ địa nóng trong người. Nếu ăn quá nhiều có thể gây sinh nhiệt, dẫn đến gây ra những triệu chứng liên quan đến dạ dày, gây nổi mụn,…
Ăn tỏi có trị mụn không?
Điều này là hoàn toàn đúng. Đó là nhờ có hoạt chất Allicin và một số chất chống oxy hóa khác chứa trong tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên trị mụn rất tốt. Bên cạnh đó cũng nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để tránh tình trạng mụn xuất hiện trở lại. Đặc biệt lưu ý chỉ nên ăn sống trực tiếp để có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Ăn tỏi có bị hôi nách không?
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tiết ra các loại acid béo tại vùng da dưới cánh tay, từ đó sẽ khiến cho vi khuẩn hoạt động nhiều hơn và tiết ra mùi hương cơ thể gây khó chịu. Tuy nhiên đối với những người cơ thể không bị hôi nách thì ăn tỏi cũng sẽ không gây ra mùi khó chịu trên cơ thể.
Ăn tỏi có bị đầy bụng không?
Vì tỏi mang đặc tính nóng nên nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ra hiện tượng nóng trong người làm ảnh hưỡng đến hệ tiêu hóa. Khi đó sẽ gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, ợ nóng, thậm chí nặng hơn là loét dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5