Cây ngải cứu không chỉ được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn của gia đình mà nó còn được xem là một loại thảo dược trong Đông Y giúp bồi bổ sức khoẻ, điều hòa kinh nguyệt, phòng ung thư, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp,…
Bộ phận thường được dùng để thay thế cho các phương thuốc chữa bệnh là phần lá tươi của cây. Thành phần hóa học chính của Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chính nhưu Acid amin, Cholin, Flavonoid,…
Nội dung chính
Cây ngải cứu trông như thế nào?
Là loại cây thân thảo sống lâu năm, thường có chiều cao trung bình là 1,2 m hiếm khi 2,5 m. Thường mọc ở trên cao, rìa rừng, thảo nguyên hay ven đường. Cây ngải cứu có thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt, cây thân gỗ mọc thẳng có màu nâu hoặc nâu đỏ.Hai mặt lá của ngải cứu đều có lông nhỏ, mặt trên lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu trắng xám. Lá cây mọc so le với phiến lá, men theo thân mọc đến tận gốc. Khi bạn chà nó gần mũi, bạn có thể ngửi thấy một mùi hương giống như cây xô thơm nhẹ.
Những lợi ích của lá ngải cứu mang lại
Theo dân gian, ngải cứu được phơi khô và để càng lâu năm thì công dụng sẽ càng cao. Thảo dược ngải cứu được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một bài thuốc thay thế. Trải qua nhiều nghiên cứu khoa học và kết quả đã được kết luận rằng loại thảo mộc này có rất nhiều lợi ích trong y tế, dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ liên quan đến cây ngải cứu.
1. Điều hoà kinh nguyệt
Nếu bạn đang bị tắt kinh hay rồi loạn kinh nguyệt thì loại thảo dược này có thể giúp bạn điều hoà lại kinh nguyệt, giảm mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn trong thời kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, nó cũng có thể ngăn ngừa việc mãn kinh sớm.
Người ta thường dùng ngải cứu khô nấu thành nước uống hoặc nấu canh để giúp chữa đau bụng kinh. Ngải cứu dùng để chế biến thành các món ăn sẽ làm giảm bớt mùi hăng của cây thuốc và dễ dàng sử dụng hơn. Tuy nhiên, nếu dùng ở dạng thuần túy thì công hiệu sẽ cao hơn rất nhiều, giúp điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
2. Hỗ trợ tiêu hoá
Ngải cứu được coi là một chất kích thích tiêu hóa tuyệt vời có thể sử dụng trước và sau khi tiêu thụ các bữa ăn nặng để giảm bớt việc đầy hơi và khí. Tinh dầu được tìm thấy trong thảo mộc khá hiệu quả trong việc đối phó với các rối loạn tiêu hóa cứng đầu, đồng thời ức chế được tất cả các vi khuẩn gây nhiễm trùng được phát hiện trong dạ dày và ruột.
3. Điều trị động kinh
Thảo dược này được biết là được sử dụng cho mục đích làm dịu hệ thần kinh. Có thể đóng vai trò chính trong các việc kiểm soát hiệu quả các cơn động kinh. Nếu sử dụng lâu dài các phương thuốc thảo dược này, có khả năng dẫn đến chữa khỏi các loại bệnh cứng đầu.
4. Trị đau nhức xương khớp
Nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy, giảm triệu chứng đau nhức hàng ngày, đau thần kinh toạ.
Để chữa các vấn đề đau nhức xương, bạn có thể dùng khoảng 300 gram ngải cứu dùng chày giã nát. Cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong rồi vắt lấy nước uống. Dùng trong 2 bữa trưa và chiều liên tục trong khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt.
5. Công dụng lợi tiểu
Loại thảo dược này đã được biết là có hiệu quả trong việc loại bỏ lượng muối dư thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Nó có xu hướng khuyến khích đi tiểu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
6. Giảm đau và hạn chế stress
Hàm lượng lớn các acid amin có trong lá ngải cứu cùng một số hoạt chất có tác dụng cầm máu và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, các chất này còn giúp quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra trôi chảy, giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, đau đầu thường gặp do làm việc việc quá sức. Ngải cứu có các đặc tính an thần nhẹ là một phương thuốc lý tưởng giúp thúc đẩy giấc ngủ ở những người bị mất ngủ.
7. Điều trị mụn nhọt
Có thể bạn chưa biết, tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả, loại bỏ các khuẩn ẩn sâu dưới da và các tác nhân gây mụn, làm sạch da mà không gây mẩn ngứa. Hái lá ngải cứu giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút từ 2-3 lần trong tuần sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này.
8. Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngon
Trong lá ngải cứu có chứa andenin và cholin cấu thành lên vitamin B mang tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, bồi bổ cho cơ thể, hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250 gram ngải cứu kết hợp với 10 gram đinh quy, 20 gram kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram) pha cùng ½ lít nước, nêm nếm các gia vị cho vừa ăn. Sau đó đun sôi và hầm đến khi nước rút lại. Ăn liên tục trong 1 tuần để mang lại hiệu quả cao.
9. Làm trắng da và trị mụn
Ngoài tác dụng tốt cho sức khoẻ, ngày nay ngải cứu còn được biết đến là nguyên liệu làm trắng da vô cùng hiệu quả và an toàn lại tiết kiệm chi phí. Bởi vì lá ngải cứu có chứa glucose, absinthine, tannin, axit malic, azulene, cadinene, vitamin B và C vừa kháng viêm giúp ngăn ngừa mụn vừa ức chế được sự sản sinh các tế bào chết và chống oxy hoá nuôi dưỡng làn da khoẻ mạnh từ bên trong.
Lấy nắm lá ngải cứu khô nấu và lọc lấy nước. Khi rửa mặt bằng nước lá ngải cứu dùng tay mát xa nhẹ các vùng da bị ảnh hưởng bị nám và các vết thâm. Sử dụng 2 lần sáng tối mỗi ngày để thấy được hiệu quả nhanh nhất.
Những lưu ý quan trọng khi dùng lá ngải cứu.
Phụ nữ mang thai
Lá ngải cứu được chứng minh đối với việc sinh sản ở phụ nữ có khả năng kích thích tử cung hiệu quả có thể khởi động lại kinh nguyệt bị trì hoãn và giúp khôi phục chu kỳ hàng tháng tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng điều trị động thai và duy trì sức khoẻ tử cung giúp sinh nở dễ dàng hơn.
Mặc dù phụ nữ mang thai có thể ăn ngải cứu nhưng vẫn đặc biệt cần lưu ý về liều lượng. Đối với các bà mẹ đang mang thai trẻ ở 3 tháng đầu, tuyệt đối không được ăn lá ngải cứu bởi vì đặc tính kích thích kinh nguyệt chúng có thể khiến các mẹ xảy ra tình trạng ra xuất huyết máu khi mang thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 1- 2 lần trong mỗi tuần tốt nhất là cách tuần, mỗi lần ăn chỉ được phép ăn 3 – 5 ngọn nhỏ. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây hiện tượng co bóp tử cung có thể dẫn tới việc sinh non hoặc sảy thai. Tuy nhiên, khi mẹ bầu sử dụng ngải cứu hay bất kỳ loại thực phẩm nào cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ trước khi bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Người mắc bệnh gan
Người mắc bệnh gan cần tránh ăn lá ngải cứu vì trong tinh dầu của lá có chứa thành phần có hại cho gan, khi vào gan có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa tế bào, có thể gây viêm gan cấp tính do trúng độc. Ngoài ra, người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,…cũng được khuyên hạn chế không nên dùng.
Thuốc nhuận tràng
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu là nó là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Tuy nhiên cũng chính vì điều này mà chúng có thể khiến cơ thể bạn bị rối loạn đường ruột cấp tính. Ví thế nên hạn chế và tuyệt đối tránh xa ngải cứu nếu nó gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bệnh tim
Dùng thảo dược này với thuốc điều trị bệnh tim (warfarin) có thể gây chảy máu đường ruột
Trứng gà ngải cứu
Là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên đừng nên lạm dụng hoặc ăn quá nhiều trứng sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là những người có sức khoẻ bình thường không nên sử dụng hoặc uống nước ngải cứu thường xuyên thay trà. Sử dụng ngải cứu không đúng cách hoặc quá liều sẽ làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức. Nó sẽ dẫn đến các tình trạng như chân tay bị rung giật và toàn thân bị co giật.
Các món ăn ngon kết hợp với lá ngải cứu
Lá ngải cứu là một nguyên liệu tuyệt vời giúp gia tăng hương vị và màu sắc cho các món ăn của bạn. Bạn có thể sử dụng nó trong chế biến các món súp, tráng miệng, hoặc trà.
Súp cá hồi lá ngải cứu, bạn cần:
- 1 con cá hồi, thái theo kích thước bạn muốn có thể dễ dàng bỏ vào miệng
- 1 nắm lá ngải cứu
- 4 cốc nước
- ½ cốc sữa
- muối ăn
Đổ nước và sữa tươi vào nồi và đun sôi, sau đó thả cá hồi và ngải cứu vào, đun sôi liên tục đến khi nước nổi bọt. Giảm lửa xuống mức trung bình. Vớt bọt, bỏ thêm muối và nêm nếm gia vị vào cho ngọt nước. Nấu thêm 5 phút nữa, sau đó tắt bếp và bạn có thể thưởng thức chúng.
Trà ngải cứu cho buổi tối
Cây ngải cứu cắt lấy thân và lá, rửa sạch bằng nước ấm pha tý muối, đem phơi cho khô, sau đó thái nhỏ. Mỗi lần pha thả 1 nắm lá ngải cứu vào 1 cốc nước sôi và ngâm trong 8 phút. Hương vị đắng của trà có khả năng loại bỏ những ký sinh trùng có hại và các độc tốt ra khỏi cơ thể. Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan…Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu 2 lần 1 tuần.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5