Theo các chuyên gia da liễu cho biết, trong số các vấn đề liên quan đến da liễu thì căn bệnh nấm da thường có tỉ lệ người mắc phải cao nhất; hơn nữa loại bệnh này còn có rất nhiều triệu chứng khác nhau và có mức độ lây nhiễm cao.
Để có thể ngăn ngừa được những nguy cơ lây nhiễm và điều trị dứt điểm tình trạng của bệnh thì phải áp dụng những phương pháp trị liệu hợp lý và hiệu quả cao đối với từng dạng bệnh. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về những triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị cho dạng bệnh này thông qua một vài chia sẻ trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
Bệnh nấm da là gì?
Bệnh nấm da là một dạng bệnh thường dễ thấy nhất ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, loại bệnh này xuất phát từ việc lây nhiễm bởi các loài vi khuẩn, nấm gây ký sinh trên làn da và gây tổn hại cho vùng da xung quanh. Chính nhờ vào điều kiện môi trường ẩm ướt thích hợp mà những loài vi khuẩn, nấm này sinh sôi và phát triển trong các lỗ chân lông.
Bệnh nấm da tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu để cho tình trạng kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ bị bội nhiễm, từ đó khiến cho bệnh tình khó thuyên giảm hơn và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Phân loại bệnh nấm da
Vì những loài vi khuẩn, nấm này thường gây nhiễm ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh chẳng hạn như cánh tay, chân, bẹn, đầu gối,… nên loại bệnh nấm da có nhiều triệu chứng và biểu hiện khác nhau.
- Bệnh nấm da đầu: Dạng nấm da này thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi, khi da đầu có bã nhờn nhiều cùng với các bụi bẩn khác khiển cho vi khuẩn Trichophyton sinh sôi, phát triển và gây tổn hại cho da đầu.
Biểu hiện thấy rõ nhất khi tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu là xuất hiện các mảng vảy, bong tróc da đầu và có thể tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp nếu để cho tình trạng bệnh kéo dài còn sẽ gây ra hiện tượng hói đầu do sự bong tróc da đầu bởi vi khuẩn nấm.
- Bệnh nấm da tay, chân: Dạng nấm da này thường sẽ có các loài vi khuẩn, nấm sinh sôi và ký sinh trong ít nhất từ 6 – 9 tháng, vì vậy đến thời điểm thuận lợi những loài vi khuẩn này sẽ lây lan ra những vùng da khác với tốc độ nhanh chóng. Lúc đó sẽ khiến cho việc điều trị triệt để sẽ gặp khó khăn và còn dễ tái phát.
Tương tự như mọi dạng nấm da khác, dạng bệnh này cũng có khả năng lây nhiễm khá cao, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp vơi người bị nhiễm hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Các loại bệnh nấm thường hay gặp phải
Bệnh lang ben
Loại bệnh này nguyên nhân chủ yếu là do một loài nấm mang tên pityrosporum, loài nấm này dựa vào điều kiện môi trường ẩm ướt, các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh sẽ có xu hướng phát triển và gây tổn hại cho làn da, qua đó làn da bị tổn thương sẽ xuất hiện những vết tròn đỏ và có kích thước khác nhau; hơn nữa triệu chứng của bệnh còn có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho cơ thể.
Bệnh lang ben được các chuyên gia da liễu phân ra thành 2 loại phổ biến bao gồm: dạng màu trắng và màu đen. Bệnh lang ben thường sẽ phát triển dựa trên một số yếu tố thuận lợi như: việc vệ sinh cá nhân không đúng cách, môi trường có độ pH lý tưởng, hệ miễn dịch của cơ thể yếu,… qua những yếu tố này mà vi nấm pityrosporum phát triển và lây nhiễm nhanh chóng sang những vùng da khác trên cơ thể.
Bệnh hắc lào
Như một số dạng bệnh nấm khác, biểu hiện thấy rõ nhất ở dạng bệnh này là trên cơ thể nhất là vùng da 2 cánh tay, chân, bẹn, mông sẽ xuất hiện những vệt tròn hơi đỏ, có viền, bên cạnh đó trên vùng da này còn có nốt mụn nước li ti.
Nếu để cho tình trạng nhiễm này kéo dài thì các vùng da nhiễm này sẽ lan rộng ra và có thể lây lan sang những vùng da khác. Đây cũng được xem là dạng bệnh có khả năng lây nhiễm cao thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.
Nấm kẽ
Nguyên nhân chính gây ra dạng bệnh nấm về da chân này là do sự gây hại và nhiễm khuẩn của một số loài vi nấm như epidermophyton, nấm trichophyton hay candida albicans.
Đối với dạng bệnh này thì thường gặp nhiều nhất ở những người thường xuyên ngâm chân dưới nước trong nhiều giờ liên tục, các loài vi nấm sẽ theo đường nước ký sinh lên các kẽ chân và trong khoảng thời gian dài sẽ gây viêm nhiễm ở vùng da xung quanh đó. Ở dạng nấm kẽ này thường được phân ra thành 3 thể bao gồm: tróc vảy khô, mụn nước và viêm kẻ.
Nấm móng
Tương tự như một số dạng bệnh nấm ngoài da khác, dạng bệnh nấm móng này cũng từ loại vi khuẩn trichophyton gây ra các triệu chứng viêm nhiễm đặc biệt là vùng móng chân. Các biểu hiện thường thấy ở dạng bệnh này hầu hết đều xuất hiện ở 2 bờ tự do của móng hoặc ở 2 bên cạnh móng.
Khi bị nhiễm khuẩn, phần móng sẽ dần bị sù sì và có màu vàng hoặc đục. Ngoài ra ở một vài trường hợp khác khi bị nấm, phần móng mọc ra còn có hiện tượng bị lồi lõm, vùng da xung quanh cũng sẽ bị sưng đỏ và có kèm theo mủ.
Nguyên nhân gây nấm da
Theo các chuyên gia nhận định, đa số các dạng bệnh nấm da đều xuất phát từ điều kiện môi trường nóng ấm, ẩm ướt. Đây được xem là điều kiện lý tưởng cho việc hình thành và phát triển của các vi khuẩn, nấm; ngoài ra trên cơ thể người cũng có những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng sẽ khiến cho mọi vi khuẩn, nấm sinh sôi và thậm chí gây viêm nhiễm.
Việc các loài vi khuẩn, nấm gây ra bệnh nấm da dễ gây tổn hại cho da là vì quá trình vệ sinh thân thể của người bệnh chưa đúng cách; cộng với sự tích tụ các bụi bẩn, bã nhờn trên da lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các loài nấm lây nhiễm nhanh chóng hơn.
Khả năng lây nhiễm cao cảu các dạng bệnh ngoài da này là nhờ vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, khăn lông, lược, mặc chung quần áo… cũng sẽ khiến cho quá trình lây nhiễm của bệnh ngày càng nhanh chóng hơn.
Sở dĩ các loài vi khuẩn này ít có khả năng tự tổng hợp chất diệp lục và phải cần có vật chủ để ký sinh và phát triển, vậy nên ở những thú nuôi trong nhà cũng có thể là nguồn lây nhiễm của một số vi khuẩn gây bệnh nấm da.
Triệu chứng của bệnh nấm da
Thông thường các triệu chứng thường hay gặp phải ở các dạng bệnh nấm da là cơ thể cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện những vệt đỏ hình tròn và có kích thước khác nhau tùy theo dạng bệnh hoặc mức độ bị nhiễm. Khi để cho tình trạng của bệnh trong thời gian dài sẽ có những mảng vảy thường xuyên xuất hiện trên vùng da xung quanh cánh tay, chân, mông,…
Trong trường hợp nặng hơn hoặc người bệnh thường hay gãi ngứa làm tổn thương da còn có hiện tượng các nốt mụn nước li ti nổi lên trên da. Một số triệu chứng bội nhiễm vi khuẩn khi mắc bệnh nấm da bao gồm: Biểu hiện đau, nhức thường xuyên xảy ra; da bị hoại tử; nổi mẫn đỏ; các vết đỏ lây lan ra khắp vùng da xung quanh; các nốt đỏ còn chảy mủ; ngoài ra người bệnh còn có thể bị sốt cao trên 38 độ C. Khi này cần phải đưa người bệnh tới ngay bệnh viện đa khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Cách trị bệnh nấm da thường gặp
Tuy không gây hại gì nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu để cho tình trạng của bệnh kéo dài cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, hơn nữa còn gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm bệnh tình. Ngoài ra khi điều trị những trường hợp này, khả năng bệnh tái phát cũng khá là cao và thậm chí mức độ của bệnh còn nặng hơn ban đầu.
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc có khả năng loại bỏ mọi vi khuẩn gây nấm và đồng thời còn ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tái phát của bệnh.
Các loại thuốc bôi ngoài da như dạng kem, thuốc mỡ hay bột trị nấm là những loại thuốc thường được bác sĩ da liễu khuyên dùng để trị những dạng bệnh nấm da mức độ nhẹ. Còn với những trường hợp nặng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ để hiểu rõ tình trạng của bệnh và những loại thuốc đặc trị phù hợp.
Tùy vào tình trạng của bệnh và vị trí vùng da bị nấm mà quá trình điều trị có thể kéo dài, thông thường với dạng bệnh nấm da nhẹ trên da đầu, mông sẽ có thời gian điều trị ít nhất là 3 tuần để có thể chữa trị triệt để bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Đối với một số trường hợp khác còn có thể kéo dài thời gian điều trị, tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh nấm da cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ; tránh lạm dụng thuốc hoặc điều trị sai cách sẽ khiến cho bệnh không thuyên giảm mà còn có nguy cơ tái phát cao.
Khi bị nấm da nên làm gì?
Để có thể điều trị các dạng bệnh nấm da một cách triệt để, ngoài việc bôi thuốc đặc trị nấm hoặc uống thuốc được chỉ định bởi bác sĩ thì bạn phải kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ thân thể hằng ngày; đồng thời còn phải tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh ở mức tối đa.
Hạn chế tác động đến những vùng da bị nhiễm như gãi ngứa, chà xát mạnh hoặc sử dụng các dung dịch sát trùng. Điều này sẽ khiến cho những vùng da này bị tổn thương và làm cho bệnh tình ngày càng nặng hơn, hơn nữa khả năng lây nhiễm sang những vùng da khác còn cao hơn.
Khi bị nấm da nên mặc những loại quần áo có chất liệu mỏng, thấm hút mồ hôi nhanh và đặc biệt phải giặt giũ sạch sẽ, khô ráo. Tránh mặc những loại quần áo bó kín, chất liệu dày sẽ khiến cho làn da bị bít kín và tạo điều kiện cho vi nấm hình thành và phát triển.
Khi gặp phải trường hợp nặng cần phải tới ngay các cơ sơ y tế, bệnh viện đa khoa để được hỗ trợ điều trị các triệu chứng kịp thời, không để kéo dài tình trạng bệnh sẽ gây ra biến chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh nấm da mà nhiều người thường hay gặp phải. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về những dạng bệnh này và có cho mình một phương pháp trị liệu cũng như phòng ngừa hiệu quả khả năng bị lây nhiễm của bệnh.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5