Nhắc đến Cà rốt, ai cũng chắc chắn một điều rằng là sự có mặt của loại thực phẩm này trong những bữa ăn gia đình hằng ngày là sự thiết yếu và quan trọng.
Được đánh giá là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu, Cà rốt thực sự có hàng vàn lợi ích cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra còn một vài điều thú vị xoay quanh loại thực phẩm này, hãy cũng Madefresh khám phá và hiểu rõ hơn những điều ấy nào.
Nội dung chính
Bản chất và thành phần dinh dưỡng của Cà rốt
Bản chất của Cà rốt
Cà rốt ( có tên gọi khác là Củ cải đỏ) thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae), là loại cây thân cỏ có rễ trụ phình to thành củ. Về màu sắc, hình dạng và kích thước của củ Cà rốt có sự khác nhau tùy theo loại giống.
Bản chất Cà rốt có vị cay, tính bình, hơi ấm có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí bổ trung.
Thành phần dinh dưỡng của Cà rốt
Theo các nghiên cứu khoa học cho biết, trong 100g Cà rốt tươi sẽ có 88,5% là nước; các chất hoạt chất khác như: 1,5g protid; 8,8% glucid; 1,2% cenlulose; 0,8% tro. Ngoài ra còn chứa các vitamin thiết yếu như: Vitamin A, B1, B2, B3, B6, C và một số khoáng chất khác.
Đặc biệt đường có trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn, tỉ lệ thành phần đường chiếm tới 50% tổng lượng đường chứa trong củ Cà rốt, vì thế rất dễ bị oxy hóa bới các enzym trong cơ thể người.
16 công dụng của Cà rốt
1. Loại bỏ giun sán
Dùng 12 – 18g Cà rốt đem tán thành bột sau đó đem nấu thành súp và dùng trong ngày.
Ăn loại súp này thường xuyêntrong một thời gian ngắn sẽ loại bỏ được giun sán khỏi cơ thể.
2. Chữa bệnh ho gà
Dùng 200g Cà rốt tươi, 12 quả đại táo đem sắc với 1,5 lít nước. Sau đó chắt lấy khoảng 500ml để uống, có thể hòa thêm đường phèn để cho dễ uống.
Uống hỗn hợp này 3 lần/ngày liên tục trong 10 ngày sẽ cải thiện được bệnh tình.
3. Giảm thiểu ho khan, ho có đờm
Chỉ cần ăn sống Cà rốt tươi đã rửa thật sạch là có thể giảm tình trạng ho khan.
Với những người hay bị chứng ho có đờm. Pha nước ép Cà rốt kết hợp với mật ong nguyên chất sẽ có thể cải thiện hiệu quả triệu chứng trên.
Mật ong có đặc tính là kháng khuẩn sẽ góp phần làm giảm cảm giác khó chịu trong họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách pha nước ép Cà rốt với mật ong
Nguyên liệu gồm có: 1/2kg Cà rốt, 3 – 4 thìa canh mật ong nguyên chất, 2 thìa cà phê gừng bằm nhuyễn, nước.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên rửa sạch Cà rốt, sau đó gọt vỏ và cắt thành từng khúc củ Cà rốt.
- Đổ Cà rốt vào nồi nước vừa đủ ngập để luộc, đợi đến lúc nước sôi bỏ thêm gừng và tiếp tục luộc cho đến khi Cà rốt mềm.
- Vớt Cà rốt và gừng ra rối đem nghiền hoặc xay nhuyễn, lưu ý giữ lại nước luộc.
- Sau đó cho 3 – 4 thìa canh mật ong mật ong nguyên chất vào nước luộc, khuấy đều rồi trộn chung với hỗn hợp trên thành siro trị ho.
Có thể dùng loại siro này mỗi ngày, mỗi lần nên dùng 3 – 4 thìa cà phê. Sử dụng liên tục trong 2 ngày sẽ trị dứt điểm cơn ho.
4. Trị chứng tiêu chảy
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có nhiều trong củ Cà rốt sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy ở cả người lớn lẫn trẻ em.
Ngoài ra, cà rốt còn cung cấp nhiều tinh bột, đường, vitamin A, B6, K1,.. nhất là khoáng chất kali sẽ bù đắp sự tiêu giảm lượng chất điện giải trong cơ thể do đi ngoài nhiều lần, từ đó giúp cho người bị tiêu chảy hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
5. Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Sử dụng 150g Cà rốt tươi, 150g táo, 15ml nước cốt chanh, 10ml mật ong nguyên chất để làm nước ép uống cho mỗi ngày.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao có trong Cà rốt, táo và mật ong sẽ giúp bồi bổ cho cơ thể, từ đó có thể nâng cao hệ miễn dịch ngăn ngừa những tác hại do vi khuẩn, vi rút gây ra.
6. Phòng bệnh huyết áp cao
Nước ép Cà rốt là phương pháp hiệu quả nhất dành cho những người bị huyết áp cao. Bởi nhờ có hàm lượng Kali – là thành phần chủ lực trong quá trình điều chỉnh huyết áp trong cơ thể, ngoài ra khoáng chất này còn giúp cân bằng hàm lượng Natri và lượng nước trong máu giúp giảm áp lực hoạt động của tim.
Để làm nước ép Cà rốt giúp phòng bệnh huyết áp cao cần có 150g Cà rốt tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và ép ra thành nước. Có thể thêm mật ong và nước vừa đủ để có vị ngon ngọt hơn.
7. Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo một số nghiên cứu tại Anh, hàm lượng chất beta-carotene chứa nhiều trong Cà rốt có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Rất phù hợp cho những người mắc phải bệnh tiểu đường.
Có nhiều cách chế biến Cà rốt như làm nước ép uống hoặc chế biến các món canh, súp,… Nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần, mỗi bữa khoảng 50g để cải thiện bệnh tình.
8. Làm đẹp da
Trong thế giới làm đẹp, Cà rốt là một trong những nguyên liệu tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho làn da của phụ nữ.
Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho da mà Cà rốt có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ da khỏi các tác hại của tia cực tím ( tia UV) từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da.
9. Có lợi cho răng, xương chắc khỏe
Trong 1 củ Cà rốt cũng có nhiều dưỡng chất canxi cần thiết cho răng và xương giúp tăng cường chức năng hoạt động, khiến răng và xương chắc khỏe hơn.
Sử dụng 8 – 9 củ Cà rốt tươi ép thành nước sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một lượng canxi tương với một ly sữa.
10. Bổ mắt
Khi beta-carotene vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành loại vitamin A – là một trong những nguyên tố giúp tăng cường thị lực cho mắt.
Đặc biệt vitamin A còn giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở người cao tuổi.
11. Phòng ngừa ung thư
Theo các nhà khoa học chứng mình rằng, hợp chất falcarinol trong cà rốt có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành một số bệnh ung thư phổ biến như ung thư gan, phổi và đại tràng.
Hãy bổ sung thêm cho mình một ly nước ép cà rốt vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để giúp cơ thể bạn phòng chống các loại bệnh nan y.
12. Hỗ trợ người bị bệnh tim mạch
Dựa trên những nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, những người ăn nhiều cà rốt trong bữa ăn hằng ngày thì khả năng bị bệnh tim thấp hơn 32 % so với bình thường.
Nhờ vào hàm lượng cao beta-carotene, alpha-carotene và lutein có chứa trong Cà rốt sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và nhất là giảm nguy cơ đột quỵ.
Với những người bị bệnh tiểu đường, sẽ thích hợp hơn khi ăn sống Cà rốt vì ít đường hơn khi nấu chín.
13. Hỗ trợ việc giảm cân
Nước có tỉ lệ chiếm tới 88,5% trong thành phần chính của một củ Cà rốt, ngoài ra còn giàu chất xơ nên người ăn sẽ có cảm giác no lâu hơn; từ đó sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn.
Hơn nữa hàm lượng calo có trong Cà rốt cũng không cao, rất thích hợp cho những người đang trong quá trình giảm cân.
14. Giải độc, thanh lọc cơ thể
Nhờ lượng nước nhiều có trong Cà rốt, có khả năng thanh lọc hầu hết các độc tố trong cơ thể. Từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.
15. Trị bệnh sởi cho trẻ nhỏ
Nguyên liệu gồm có: 150 – 200g củ Cà rốt tươi, 150g củ mã thầy, 100g rau mùi.
Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc lấy nước uống. Nên chia uống ra 2 lần/ngày và uống thường xuyên trong vòng 1 – 2 tuần.
Bài thuốc này sẽ giúp trị dứt điểm bệnh sởi cho trẻ nhỏ, chỉ nên sử dụng khi tình trạng bệnh ở thời kì cuối; loại thuốc này có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.
16. Trị chứng suy yếu, kém ăn sau bệnh
Thành phần nguyên liệu: 30g củ Cà rốt khô, 24g cây Vú bò, 24g Hoài sơn, Mạch môn, Ngưu tất, Thổ tam thất mỗi vị lấy 12g.
Cách thực hiện: Thái Cà rốt thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó tẩm mật và lấy 30g đem sao; Làm tương tự với loại cây Vú bò và Hoài sơn.
Đối với Mạch môn thì cắt thành 2 khúc rồi bỏ lõi, sau đó mang đi sao. Cuối cùng cho tất cả vào nồi sắc lấy thuốc uống liền trong ngày
Cà rốt có tác dụng gì cho da?
Làm trắng da
Làm trắng da được coi là công dụng chính của Cà rốt nhờ có hàm lượng cao chất carotein.
Carotein có tác dụng chính loại trừ các gốc tự do và tăng cường nuôi dưỡng da, giúp làn da tươi tắn, khỏe đẹp hơn.
Với một số bạn muốn có một làn da rám nắng khỏe mạnh, nên tích cực ăn Cà rốt hoặc cà chua sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn so với làn da của nắng.
Trị mụn, giảm nhờn
Làm mặt nạ hỗn hợp với một thìa nước ép Cà rốt hòa chung với 2 thìa nước cốt chanh.
Rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt phù hợp với làn da, sau đó đắp hỗn hợp lên mặt và giữ nguyên trong khoảng 20 phút. Đợi đến khi mặt nạ khô dần thì rửa mặt sạch lại với nước ấm.
Giúp da mềm mịn
Hỗn hợp nước ép Cà rốt và sữa tươi không đường có khả năng mang lại cho bạn làn da trắng sáng và mềm mịn.
Sau khi rửa mặt thật sạch đắp mặt nạ hỗn hợp này lên và massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút, đợi đến khi mặt nạ thấm đều thì rửa sạch lại với nước ấm.
Tác dụng của Cà rốt luộc
Thông thường nhiều người sẽ nghĩ ăn sống Cà rốt sẽ tốt hơn khi nấu chín vì sẽ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trên thực tế điều đó lại ngược lại hoàn toàn, trong Cà rốt có chứa rất nhiều Carotene – tiền chất hình thành nên vitamin A.
Tuy nhiên nếu ăn Cà rốt sống thì khả năng chuyển hóa thành vitamin A trong dạ dày sẽ thấp, vì thế cơ thể sẽ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả.
Đặc biệt, Carotene lại rất dễ hòa tan trong dầu mỡ và dễ dàng được hấp thụ ở ruột non. Vậy nên nấu chín Cà rốt là phương pháp tốt nhất để giúp bạn hấp thụ trọn vẹn những dinh dưỡng mà củ Cà rốt mang lại.
Một số tác hại của Cà rốt?
Bổ sung Cà rốt trong chế độ ăn hằng ngày là tốt nhưng việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Bệnh vàng da: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều hoạt chất Carotene – chất tạo nên màu vàng cam cho củ Cà rốt, sẽ khiến cho gan bị nhiễm độc dẫn đến làn da chuyển thành màu vàng.
- Bị rối loạn kinh nguyệt: Đối với phụ nữ khi sử dụng nước ép Cà rốt, nếu một ngày uống hơn 0,5 lít hoặc ăn hơn 300g Cà rốt sẽ rất dễ bị rối loan kinh nguyệt thậm chí là vô kinh
- Gây ra táo bón: Thực chất, chất xơ trong củ Cà rốt ở dạng không hòa tan. Nếu ăn nhiều Cà rốt mà không tiệu thụ lượng nước đủ để tiêu hóa sẽ làm cho bã Cà rốt bị tắc nghẽn trong ruột, dẫn đến tình trạng táo bón.
- Ngộ độc Natri: Chất hemoglobin khi phản ứng với natri trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất methemolobin khiến cho cơ thể bị ngộ độc. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
Trẻ mấy tháng ăn được Cà rốt?
Trẻ em khi đến độ tuổi ăn dạm hoặc trên 5 tháng là có thể cho bé ăn được.
Có thể chế biến thành bột nấu súp canh hoặc thái nhỏ ăn chung với các món ăn khác để giúp bé dễ ăn và ngon miệng hơn.
Trẻ ăn nhiều Cà rốt có tốt không?
Cà rốt tuy mang đến nhiều bổ ích nhưng tiêu thụ quá nhiều sẽ có thể gây hại cho sức khỏe.
Vậy nên các bà mẹ nên lưu ý điều chỉnh hàm lượng Cà rốt trong khẩu phần ăn của bé để tránh bị những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Với trẻ nhỏ không nên ăn quá 20 – 30g Cà rốt trong một tuần.
Đặc biệt nguy hiểm nhất là tình trạng dư thừa carotene kéo dài do ăn quá nhiều Cà rốt sẽ gây ngộ độc cho trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5