Cho đến hiện nay, củ Tam thất đã dần quen thuộc và phổ biến hơn trong đời sống; và loại củ này cũng đã trở thành một trong những loại thức uống ưa thích nhất hiện nay. Ngoài việc là thức uống giải khát, củ Tam thất còn mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe khác mà chắc hẳn ít ai có thể biết hết được.
Để hiểu rõ hơn về những giá trị dinh dưỡng và bản chất của loại thảo dược này, hãy cùng Madefresh tìm hiểu những điều thú vị tiểm ẩn đằng sau loại thảo dược này nhé.
Nội dung chính
Bản chất của củ Tam thất
Tam thất là một dạng cây thảo dược sống lâu năm, có đặc điểm ưa sống bóng râm và những nơi ẩm ướt, được phân bố và trồng nhiều ở vùng núi cao trên 1.500m. Đặc biệt vào mùa đông, mặc dù nhiệt độ xuống thấp hơn 0ºC nhưng phần thân rễ của loại củ này vẫn sống bình thường.
Do có tuổi thọ lâu dài nên phần rễ được hấp thụ vô vàn dinh dưỡng từ đất, qua đó giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của loại củ này và những lợi ích sức khỏe cho con người. Trong Đông y cũng đã áp dụng loại thảo dược này trong các bài thuốc đặc trị cho những căn bệnh liên quan đến đường huyết, tim mạch. Điểm nổi bật của loại cây này là đều có thể sử dụng mọi bộ phận để bào chế ra các bài thuốc.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của những bộ phận cây Tam thất có chứa nhiều các hoạt chất dinh dưỡng, chủ yếu là saponin ở dạng protopanaxadiol và protopanaxainol. Bên cạnh đó còn chứa nhiều ginsenosid, một số có thể kể đến như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid được chiết xuất từ các bộ phận trên loại cây thảo dược này.
Ngoài ra trong thành phần tinh dầu được chiết xuất từ phần rễ của Tam thất có thành phần tỉ lệ α-guaien, β-guaien và octadecan cao. Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol, muối vô cơ và khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Những công dụng của củ Tam thất
1. Giúp cầm máu và bổ máu
Điểm nổi bật của Tam thất chính là vị thuốc có tác dụng bổ máu đứng hàng đầu trong nhóm dược liệu chuyên về chỉ huyết (cầm máu). Nhờ vào khả năng này mà ngành Đông y thường sử dụng loại thảo dược này để giúp cầm máu; bào chế ra các bài thuốc giúp làm tiêu máu, giảm viêm sưng trong những trường hợp bị sưng, viêm hoặc hiện tượng máu tụ bầm do trấn thương. Ngoài ra loại củ này còn được điều chế ra những loại thức uống bổ máu và giúp lưu thông máu tốt hơn trong cơ thể.
2. Hỗ trợ hệ tim mạch và bảo vệ mạch não
Trong thành phần hóa học của Tam thất có chứa loại hoạt chất noto ginsenosid mang tác dụng giãn mạch máu, qua đó có thể ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch, gia tăng sức bền của cơ thể khi bị gặp phải tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra, nó còn có khả năng gây ức chế dấu hiệu thẩm thấu của mao mạch, từ đó sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương ở vỏ não do sự thiếu máu gây ra.
3. Hỗ trợ kích thích hệ thần kinh trung ương
Sở dĩ Tam thất có được công dụng này là nhờ có hoạt chất Saponin. Hơn nữa, loại thảo dược này còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường. Đối với những người mắc phải những căn bệnh có liên quan đến hệ thần kinh
4. Ngăn ngừa quá trình lão hóa
Tác dụng này có được là nhờ trong củ Tam thất có chứa các thành phần hoạt tính saponin và flavonoid mang lại lợi ích cho chức năng hoạt động của của các cơ quan trong cơ thể, qua đó giúp cơ thể chống lại sự gây hại của các gốc tự do đến những tế bào khác; ngoài ra còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, giảm thiểu quá trình lão hóa làn da một cách hiệu quả.
5. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng hai loại hoạt chất Saponin và Flavonoid từ chiết xuất của Tam thất có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa tế bào; đồng thời còn làm ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu. Ngoài ra khi hấp thụ vào cơ thể cũng sẽ nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe,…thông qua đó giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
6. Ổn định kinh nguyệt
Một số thành phần hóa học trong loại thảo dược này mang hoạt tính đặc trưng và đóng vai trò như một loại hormone kiểm soát và duy trì hoạt động của trục sinh dục dưới, buồng trứng. Qua đó sẽ giúp điều hòa được kinh nguyệt đối với phụ nữ, điều trị hiệu quả những hiện tượng kinh nguyệt bất thường, xuất hiện nhiều khí hư,…
7. Duy trì lượng đường huyết
Những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc mắc phải những vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp thì phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này là sử dụng củ Tam thất. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng Tam thất để hỗ trợ điều trị các căn bệnh tim mạch mang lại hiệu quả cao hơn những trường hợp điều trị bình thường. Một phần là bởi trong loại củ này có chứa chất Saponin Rg1 kết hợp cùng với hoạt chất insulin khi này sẽ có tác dụng làm giảm và ổn định lượng đường huyết.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Nhờ có tác dụng này mà Tam thất được mọi người sử dụng phổ biến để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó những hoạt chất chống oxy hóa mạnh và một số dưỡng chất khác còn giúp cơ thể ngăn chặn những tác nhân gây ra một số căn bệnh thường gặp, đồng thời bổ sung năng lượng cần thiết cho một ngày hoạt động dài.
Liều lượng dùng Tam thất
Tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng, độ tuổi sử dụng, cơ địa của từng người mà sẽ có những liều lượng dùng khác nhau phù hợp cho mỗi đối tượng sử dụng. Theo các bác sĩ cho biết, đối với người bình thường thì chỉ cần sử dụng 4 – 6g/ngày là đủ để bồi bổ sức khỏe và những trường hợp đang điều trị bệnh.
Có thể sử dụng củ Tam thất ở dạng thuốc bột hoặc sắc nhuyễn. Đối với những trường hợp cầm máu thì có thể giã nát ra và đắp lên hoặc rắc bột lên vùng da bị chảy máu.
Những lưu ý cần biết trước khi sử dụng Tam thất
Đối với những người sử dụng lần đầu loại củ này thì có một vài điều bạn cần phải lưu ý để tránh gặp phải những phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với những người có cơ địa nóng trong người nếu uống nước pha chế từ củ Tam thất trong thời gian dài sẽ có biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn nhọt hoặc bị dị ứng. Bên cạnh đó cũng cân nhắc tùy theo cơ địa của người mà sử dụng đúng cách.
Khi cơ thể bị lạnh thì tránh sử dụng Tam thất để điều trị bệnh. Nguyên do là vì bản chất của loại củ này có tính lạnh, cho nên rất dễ làm cho bệnh tình nặng hơn.
Với những người có hiện tượng rong kinh cũng không nên sử dụng Tam thất vì khi hấp thụ vào cơ thể một số chất sẽ kích thích dòng chảy kinh nguyệt và khiến cho tình trạng kéo dài hơn.
Không nên sử dụng loại củ này kết hợp trong các loại trà, đặc biệt là loại trà có hương vị nồng và mạnh; nếu pha trà cùng với nguyên liệu này sẽ làm mất đi mọi dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của Tam thất. Vì thế để bảo toàn các dưỡng chất của Tam thất thì cách tốt nhất là chỉ pha chế thức uống dành riêng cho loại củ này.
Những bà mẹ khi đang mang thai tốt nhất là tránh sử dụng Tam thất để bảo đảm sức khỏe cho thai nhi. Lý do là có thể một số thành phần hóa học của Tam thất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Thời điểm tốt để sử dụng là sau thai kỳ, nếu uống nước Tam thất sau thai kỳ sẽ có thể bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho bà mẹ.
Đối với mỗi loại Tam thất khác nhau thì sẽ có những tác dụng riêng. Ở loại củ Tam thất nguyên thì có khả năng phân tán các cục máu đông; còn riêng loại củ khi nấu chín thì lại có khả năng cải thiện và nâng cao chất lượng máu cực kỳ tốt.
Những câu hỏi liên quan đến Tam thất
Uống Tam thất có nóng không?
Tuy đặc tính của Tam thất mang tính bình, làm mát cho cơ thể nên sẽ không gây ra những dấu hiệu sinh nhiệt làm nổi mụn hay gây cảm giác khó chịu, nhất là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên với những người có cơ địa quá nóng hoặc lạnh thì tốt nhất tránh sử dụng loại củ này, vì nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra những phản ứng phụ gây hại cho sức khỏe người dùng.
Tam thất có đắng không?
Bản chất của Tam thất là có vị đắng, khi nếm sẽ có một chút vị ngọt và mùi hương đặc trưng kèm theo. Khi pha chế thuốc hoặc làm thức uống riêng thì bạn có thể hòa thêm một số nguyên liệu như mật ong, đường,… để tạo thêm vị ngọt giúp dễ uống hơn.
Bạn cũng cần phải lưu ý về bản chất hương vị của loại củ này, vì khi đó có thể phân biệt được những loại Tam thất giả và thật; tránh mua phải những loại sản phẩm giả gây hại cho sức khỏe.
Tam thất có mấy loại?
Thông thường Tam thất được phân ra thành 3 loại khác nhau, cụ thể là: Tam thất bắc, Tam thất nam và Tam thất rừng. Với mỗi loại thì đều có đặc điểm và tác dụng hoàn toàn khác nhau. Hiện nay thì trong Đông y thường sử dụng 2 loại Tam thất bắc và Tam thất nam trong việc bào chế thuốc trị bệnh vì đây là những loại củ chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe và bồi bổ cho cơ thể tốt nhất trong những loại thảo dược quý hiếm khác.
Uống Tam thất có béo không?
Đây cũng là vấn đề được chị em phụ nữ quan tâm nhất trong việc sử dụng Tam thất. Theo các chuyên gia cho biết Tam thất không hề chứa bất kì thành phần hóa học nào gây nên hiện tượng béo phì; bên cạnh đó còn tùy theo liều lượng dùng của từng người vì thế sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Uống tam thất có bị mất sữa không?
Tác dụng này đã được các bác sĩ đánh giá cao và khuyến cáo nên cho các bà mẹ uống Tam thất giúp cải thiện sức khỏe sau khi sinh. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý về thời điểm sử dụng, nhất là trong quá trình mang thai thì không nên sử dụng thức uống này để tránh việc gây hại của một số thành phần hóa học có trong loại thảo dược này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì thế thời điểm tốt nhất để cho các bà mẹ dùng là sau khi sinh, ngoài ra khi uống Tam thất cũng giúp lợi sữa và bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho mẹ.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5