Biến chứng của thủy đậu và những thực phẩm tránh sử dụng

Thủy đậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong những tháng đầu tiên của mùa hè oi bức, chứng bệnh thủy đậu sẽ bắt đầu có hiện tượng bùng phát và số lượng người mắc phải cũng tăng lên nhanh chóng nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ trong thai kỳ. Tuy căn bệnh này có thể gây ra một số biến chứng khác nhưng vẫn còn một vài trường hợp người bệnh vẫn thờ ơ và không chuẩn bị cho mình những biện pháp để có thể chữa trị cho bệnh; từ đó dẫn đến tình trạng của bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Để hiểu rõ hơn về những tác nhân cùng với những biến chứng mà căn bệnh thủy đậu gây nên, bài viết mà Madefresh chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về loại bệnh này cũng như những thông tin bổ ích khác trong việc chữa trị và phòng ngừa.

Thủy đậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do tác nhân chính là vi rút Varicella zoster gây ra. Những nơi có mật độ cư dân cao, tập trung nhiều như các khu đô thị thường là những nơi mà có tỷ lệ người bị mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Về đối tượng và độ tuổi dễ bị mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2 – 7 tuổi khi chưa được tiêm vaccin phòng ngừa thủy đậu. Tuy nhiên căn bệnh này lại ít xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Đặc biệt đối với đối tượng là người lớn cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh

Thông thường căn bệnh này sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên trong khoảng thời gian từ 10 – 21 ngày sau khi người bệnh bị lây nhiễm bởi vi rút và bệnh tình sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày. Dấu hiệu mà mọi người vẫn hay thấy rõ nhất khi mới nhiễm bệnh chính là phát ban da, đây là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của căn bệnh và kéo theo đó là một số triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số dấu hiệu, triệu chứng có thể xảy ra trước khi bị phát ban như: Sốt nhẹ; biếng ăn; đau đầu; cơ thể bị mệt mỏi.

Đối với trường hợp trong giai đoạn bệnh diễn ra, các biểu hiện thường thấy rõ nhất là

  • Trên bề mặt của một số vùng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ với kích thước khác nhau và sau đó lây lan ra khắp cơ thể
  • Các nốt đỏ này dần sẽ phát triển thành các bóng nước to và chứa dịch mủ bên trong.
  • Những bóng nước này lâu ngày sẽ khô dần và có hiện tượng bị bong vảy.

Đặc biệt chú ý khi trẻ nhỏ mắc phải bệnh thủy đậu, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ gãi vì nếu những nốt bóng nước này bị vỡ ra và sẽ lây nhiễm đến những vùng da khác trên cơ thể; lúc đó sẽ để lại sẹo sâu khiến cho làn da bị tổn thương và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng xấu khác.

Biến chứng của bệnh

Thủy đậu tuy là một trong những căn bệnh thông thường và dễ chữa trị nhưng nếu để cho tình trạng xấu hơn sẽ gây ra một số biến chứng khác thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh. Các biến chứng phổ biến nhất như:

  • Tế bào da bị nhiễm khuẩn; ngoài ra một số cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo như: mô mềm, xương, khớp hoặc thậm chí là các tế bào máu. 
  • Hiện tượng cơ thể liên tục bị mất nước
  • Một số trường hợp còn có khả năng bị bệnh viêm phổi hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp

Virus thủy đậu

  • Đối với trường hợp bệnh tình có nguy cơ trầm trọng hơn sẽ gây ra dấu hiệu viêm não (viêm màng não)
  • Hội chứng sốc nhiễm độc cũng sẽ xuất hiện ở đối tượng người bệnh là người lớn.
  • Ngoài ra còn có hội chứng Reye đối với những người dùng aspirin trong thời điểm mắc bệnh thủy đậu.

Đối tượng nào có khả năng bị nhiễm bệnh cao?

Những thành phần đối tượng sau đây là những trường hợp có khả năng bị nhiễm bệnh thủy đậu cao:

  • Trẻ mới sinh ra và trẻ sơ sinh thường sẽ có khả năng bị bệnh cao do người mẹ chưa bị thủy đậu hoặc trẻ chưa được tiêm ngừa vaccin bệnh thủy đậu.
  • Đối tượng là người lớn, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì.
  • Đối tượng là phụ nữ khi mang thai nếu chưa tiêm phòng vaccin bệnh thủy đậu.
  • Trẻ em có tiền sử mắc bệnh hen suyễn cũng sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu đối với phụ nữ khi mang thai

Đối với phụ nữ trong thai kì nếu bị bệnh thủy đậu sẽ gây ra một số biến chứng có thể làm ảnh hưởng thậm chí là gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Với những người mẹ khi trong giai đoạn đầu mang thai nếu bị bệnh thủy đậu thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mới sinh ra. Những dấu hiệu có thể thấy rõ ở trẻ khi bị nhiễm bệnh như tình trạng bị thụt cân; khi mới sinh ra đã dị tật bẩm sinh ở tay hoặc chân. Đặc biệt là trong trường hợp người mẹ bị bệnh thủy đậu trong tuần ngay trước khi sinh hoặc sau khi sinh vài ngày, bệnh tình sẽ phát triển và gây ra dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh.

Nếu bạn đang trong thai kỳ và chưa từng bị bệnh thủy đậu thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn cảu bác sĩ về những nguy cơ và ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị cho căn bệnh này tuy nhiên phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải phản ứng phụ làm ảnh hướng xấu đến sức khỏe và khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn.

Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh thủy đậu

Đối với những người bị bệnh thủy đậu, ngoài việc tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện bệnh tình. Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn hợp lý là một trong những điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý.

Thực tế là một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh tuy không giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm virus thủy đậu và chữa trị hiệu quả nhưng trong thành của một số thực phẩm có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh, các triệu chứng cũng như giúp chống lại các triệu chứng nghiêm trọng khi bị bệnh.

1. Thực phẩm chế biến từ bơ sữa

Khi mắc phải bệnh thủy đậu, thành phần nguyên liệu bơ sữa là một trong những thực phẩm không dành cho người bị bệnh thủy đậu vì loại thực phẩm này sẽ khiến cho làn da tiết ra nhiều dầu hơn, khi đó bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh các loại hoặc trái cây có nhiều vitamin C sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa sự xâm hại của vi khuẩn, vi rút từ môi trường bên ngoài.

2. Đồ ăn vặt, thức ăn nhanh

Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn những loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ và chất béo. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình của trẻ nặng thêm và thậm chí còn gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra việc ăn các loại đồ ăn vặt nhiều sẽ làm cho người đang bị bệnh cảm thấy suy nhược và ốm yếu. Để giúp cải thiện bệnh tình và tăng cường sức khỏe, bạn có thể thay thế bằng chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều rau xanh và các loại trái cây dồi dào dưỡng chất.

3. Nước ép trái cây và các loại trà

Khi bị thủy đậu thì người bệnh sẽ thường hay có cảm giác biếng ăn, vì thế mà dấu hiệu cơ thể thường xuyên bị mất nước cũng sẽ dễ hay gặp phải. Do vậy, để cải thiện tình trạng này bạn nên uống các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung lượng nước thiết yếu và hàm lượng dồi dào dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra một số loại trà cũng sẽ có tác dụng tương tự như trà quế, trà hoa cúc, trà thảo dược húng quế,…

4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Thịt và các thực phẩm khác giàu chất béo bão hòa, cũng như các sản phẩm làm từ bơ sữa có hàm lượng chất béo cao là những thực phẩm bạn nên tránh ăn khi bị bệnh thủy đậu. Những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể thúc đẩy chứng viêm, làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục.

Thực phẩm nên tránh

Bạn có thể ăn các loại sản phẩm đông lạnh như kem và sữa lắc, sữa chua để lạnh trong khi bị thủy đậu vì chúng rất dễ tiêu hóa.

5. Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C

Thông thường, các mụn nước sẽ xuất hiện trong khoang miệng và cổ họng khi bạn bị thủy đậu. Do đó, bạn không nên ăn hoa quả hoặc nước trái cây có múi nếu mụn nước xuất hiện nơi khoang miệng hoặc cổ họng.

Hàm lượng axit cao trong các loại trái cây họ cam có thể gây kích ứng đối với những vết loét này, làm chậm quá trình hồi phục và gây ra cơn đau dữ dội. Bạn cũng nên tránh dùng các thực phẩm có chứa axit xitric, bao gồm thuốc nhỏ cổ họng hoặc kẹo ngậm vì chúng cũng có thể gây hậu quả tương tự.

Thực phẩm cho người bị thủy đậu

6. Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng và mặn

Các thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng đối với các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Do đó, bạn nên tránh ăn chúng khi bị thủy đậu. Các loại thực phẩm này bao gồm các món canh, món hầm gà có nêm muối, nước ép rau cải hoặc bất kỳ loại súp nào có bỏ ớt hoặc gia vị cay.

Bên cạnh đó nếu muốn sử dụng những thực phẩm nóng, bạn có thể thay thế nước canh thịt gà hoặc thịt bò bằng nước canh hầm rau củ quả có chứa ít muối. Một phần là nhờ có vị tính nhẹ và mát hơn, các loại nước canh hầm rau củ quả có chứa ít muối này sẽ giảm thiểu tình trạng gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng.

7.Tránh tiêu thụ thức phẩm thực phẩm chứa arginine

Arginine – một loại axit amin, có thể kích thích sự hình thành và phát triển của vi rút. Sự phản ứng này có thể thúc đẩy tình trạng bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn bình thường. Do đó, bạn không nên ăn các thức ăn có chứa một lượng lớn arginine bao gồm các loại sô-cô-la, đậu phộng, các loại hạt, bơ đậu phộng và nho khô.

8. Thay thế các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa – loại chất béo nhân tạo mà cơ thể con người gặp khó khăn trong hấp thụ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim. Cũng vì thế, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu.

Khi tìm mua thực phẩm, các sản phẩm thức uống bạn nên xem kỹ trên bao bì có ghi rõ thành phần “chất béo chuyển hóa đơn” hoặc “chất béo diglyceride” hay không. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn vì đây là những nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn và khoai tây chiên.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Có đến khoảng 97% người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này. Việc chủng ngừa vắc xin thủy đậu phòng bệnh cho trẻ trước hoặc sau mùa dịch cũng đóng một phần quan trọng, giúp trẻ có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm.

Cách chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu 

Việc kiêng tắm, kiêng ăn khi bị thủy đậu là quan niệm sai lầm, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Các nốt mụn nước rất ngứa, có thể sẽ gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu nếu không được vệ sinh đúng cách.

Một trong những yếu tố tất yếu nhất trong quá trình chữa trị bệnh thủy đậu là tránh nhiễm trùng. Vậy nên việc giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Người bị bệnh có thể tắm sơ qua và nên sử dụng xà phòng kết hợp với nước ấm khi tắm; lưu ý nên tắm ở nơi kín gió, không có gió lùa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để hạn chế sẹo khi thủy đậu, trong thời gian nhiễm bệnh, nên rửa tay và cắt ngắn móng tay để tránh trường hợp ngứa ngáy, gãi vỡ các nốt dịch. Khi nốt thủy đậu vỡ ra, người bệnh nên bôi thuốc xanh methylen để làm se nốt mụn thủy đậu, không được bôi tetracyclin, penicillin hay thuốc đỏ.

Với người bệnh, nên cách ly trong 7 ngày. Đối với những trẻ nhỏ có tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu cần cách ly 11 – 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Ngoài ra với đối tượng là người lớn nếu mắc bệnh cũng không nên đi làm để tránh lây lan cho những người khác.

Tiêm vaccin thủy đậu ở đâu?

Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có loại thuốc nào có thể trị hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên để có thể phòng ngừa sự lây lan cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì tốt nhất nên tiêm vaccin tại các cơ sở y tế. Việc tiêm ngừa vaccin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, qua đó sẽ giúp chống lại những tác động của vi rút, vi khuẩn gây hại xâm nhập từ bên ngoài.

Theo như khuyến cáo từ tổ chức y tế thế giới (WHO), liều lượng tiêm dành cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi, mỗi làn cách nhau ít nhất 3 tháng. Còn riêng với trẻ dưới 4 tuổi sẽ chia ra thành 2 giai đoạn khác nhau, trong đó mũi 1 tiêm vào lúc 12 tháng tuổi; giai đoạn 2 sẽ tiêm vào lúc 4 – 6 tuổi. Đối với đối tượng trẻ nhỏ từ 13 tuổi trở lên và người lớn chỉ cần tiêm 2 mũi, chia ra thành từng giai đoạn cách nhau khoảng từ 4 – 8 tuần. Đối với phụ nữ khi mang thai cần phải tiêm ngừa trước khi có thai khoảng 3 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua