Trong những loại thảo dược đã được nghiên cứu và pha chế thành thuốc, hoa cúc được đánh giá là một trong những loại thảo dược bổ ích và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích thú vị mà loại hoa này mang lại nhé.
Nội dung chính
- Về hoa cúc
- Công dụng chính của hoa cúc
- 1. Tốt cho hệ tim mạch
- 2. Chữa trị chứng cảm lạnh
- 3. Trị mẫn đỏ, dị ứng, phát ban
- 4. Cải thiện thị lực
- 5. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiền ung thư
- 6. Cân bằng huyết áp, giảm stress
- 7. Giải độc gan, thanh lọc cơ thể
- 8. Chữa chứng thống kinh
- 9. Chữa viêm mắt
- 10. Thuốc trị bệnh gout
- 11. Làm giảm tình trạng viêm, trị mụn
- Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc
Về hoa cúc
Ngày nay hoa cúc đã được trồng rộng trải khắp các tỉnh ở nước ta, một phần là cũng nhờ tính thích nghi môi trường của loài hoa này. Bên cạnh đó, loài hoa này còn thường hay được tìm thấy trong các luống cây hoặc trong những loài hoa khác vào mọi thời điểm trong năm. Về phân loại thì hoa cúc có rất nhiều loại chẳng hạn như hoa cúc vàng, cúc trắng, cúc tím hay cúc họa mi,..
Công dụng chính của hoa cúc
1. Tốt cho hệ tim mạch
Công dụng cho thấy hiệu quả nhất ở trà hoa cúc chính là giúp cân bằng huyết áp và giảm thiểu các triệu chứng thường gặp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Bên cạnh đó, trong trà hoa cúc còn chứa dồi dào các hoạt chất chống oxy hoá mạnh có khả năng làm dịu cơn đau ngực, đau thắt ngực và một số vấn đề liên quan đến hệ tim mạch.
2. Chữa trị chứng cảm lạnh
Từ thời xưa người ta thường sử dụng trà hoa cúc để chữa một số bệnh lý phổ biến như phong hàn, cảm lạnh kèm sốt cao, triệu chứng nhức đầu và sưng tấy. Ngoài ra loại trà này có khả năng làm giảm sốt tức thì và hiệu quả nhờ vào đặc tính lương của nó.
3. Trị mẫn đỏ, dị ứng, phát ban
Khi cơ thể có hiện tượng sinh nhiệt thì sẽ gặp phải những hiện tượng bị mẫn đỏ do sự tích tụ các độc tố trong cơ thể. Với phương pháp sử dụng trà hoa cúc sẽ có tác dụng thanh nhiệt, hạn chế khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể, cải thiện tình trạng nổi mẫn đỏ, dị ứng,…
4. Cải thiện thị lực
Đối với những người có thị lực yếu thường hay gặp phải hiện tượng mắt mờ, không thể nhìn rõ ở tiêu cự xa. Một số trường hợp khác như mắt hay bị khô, nhức mỏi do làm việc với máy tính trong thời gian dài hoặc đọc sách lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng thì trà hoa cúc là phương pháp tốt nhất để cải thiện và nâng cao thị lực cho đôi mắt của bạn.
5. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiền ung thư
Trong thành phần của trà hoa cúc có chứa một loại hoạt chất apigenin có khả năng triệt tiêu sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư; hơn nữa còn có thể hỗ trợ điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao. Qua một số nghiên cứu khoa học cho thấy, loại trà này có thể áp dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
6. Cân bằng huyết áp, giảm stress
Trà hoa cúc từ thời xưa đã được xem là là thuốc an thần tự nhiên hiệu quả nhất. Trước khi đi ngủ, hãy pha cho mình một ly trà hoa cúc sẽ giúp cho cơ thể giảm bớt căng thẳng về thần kinh, làm dịu các cơn mệt mỏi, cho giấc ngủ sâu hơn và chất lượng hơn. Ngoài ra, trong thành phần trà hoa cúc có một số các chất có tác dụng kháng khuẩn có tác dụng giãn mạch hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
7. Giải độc gan, thanh lọc cơ thể
Tác dụng này sẽ cho thấy được hiệu quả rõ rệt hơn nếu kết hợp trà hoa cúc với một số loại thảo dược khác như bồ công anh và hoa kim ngân. Đây là một trong những bài thuốc bổ gan tiêu độc, chữa mụn nhọt, ghẻ lở. Đặc tính của loại trà này có tính mát, vì thế có thể được dùng để thanh nhiệt cho cơ thể; từ đó sẽ giúp trị chứng nhiệt miệng, nóng trong người…
8. Chữa chứng thống kinh
Trong trà hoa cúc có chứa một vài thành phần hoạt chất có tác dụng tăng cường hàm lượng glycine cho cơ thể giúp làm dịu hẳn các cơn co thắt, dấu hiệu đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Có thể kết hợp dùng trà hoa cúc với việc massage bằng loại tinh dầu hoa cúc để tăng tính hiệu quả của công dụng.
Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn chứa các loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giúp phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng da, đau mắt đỏ, viêm phổi và viêm màng não…
9. Chữa viêm mắt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, một số thành phần có trong hoa cúc có khả năng tác động đến viêm mạc và bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Do đó, hoa cúc được đánh giá cao trong việc làm giảm thiểu triệu chứng nhiễm khuẩn hay các bệnh viêm mắt.
10. Thuốc trị bệnh gout
Trong Đông y, người ta còn thường dùng hoa cúc như một loại thuốc tự nhiên để điều trị vấn đề viêm da do dị ứng, các triệu chứng của bệnh gout (bệnh gút) và tình trạng thấp khớp kinh niên thường hay gặp ở người lớn tuổi.
11. Làm giảm tình trạng viêm, trị mụn
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe mà hoa cúc mang lại, loài hoa này còn cho thấy được công dụng hiệu quả trong việc trị mụn trứng cá, làm sạch miệng. Hơn nữa hoa cúc còn được sử dụng như một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và tình trạng bị viêm ở miệng. Ngoài ra bạn cũng có thể nhai trực tiếp phần lá cuả nó khi còn tươi để giảm thiểu các dấu hiệu loét miệng.
Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc
Tuy hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách và dùng liều lượng quá nhiều. Thời điểm để sử dụng trà hoa cúc tốt nhất là nên uống sau mỗi bữa ăn ít nhất 30 phút, còn vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Hơn nữa, bạn có thể dùng trà hoa cúc thay thế cho các loại đồ uống ngọt, có ga thông thường; đặc biệt là dùng trà sau khi ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, lao động liên tục ngoài trời, vận động nhiều, ra mồ hôi nhiều.
Không dùng trà để thay thế cho thuốc đang sử dụng. Lý do là bởi trong trà có nhiều thành phần hoạt chất có thể gây phản ứng với các thành phần của thuốc. Khi đó có khả năng sẽ làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ nên hạn chế sử dụng. Tuy sử dụng trà hoa cúc tuy giúp an thần tốt nhưng nếu dùng nhiều có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các vấn đề liên quan đến hoa cúc
Hoa cúc có ý nghĩa gì?
Với mỗi loại hoa cúc thì sẽ mang một ý nghĩa riêng. Với loại hoa cúc trắng thì tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực. Loại cúc vàng mang ý nghĩa thể hiện lòng kính mến, niềm vui, sự hân hoan. Còn với cúc vạn thọ như một sự chia sẻ thể hiện nỗi buồn, thất vọng. Cuối cùng là loại cúc đại đóa mang đến sự lạc quan, vui vẻ.
Trà hoa cúc có vị gì?
Hoa cúc khi sấy khô sẽ được dùng để pha chế thành trà, dùng làm thức uống giải khát cực kỳ tốt. Về hương vị của trà thường có vị đắng, cay, tính mát, nhờ đó mà loại thức uống này có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, bổ dưỡng cho hệ thần kinh.
Trà hoa cúc có tốt cho bà bầu không?
Thông thường, phụ nữ khi mang thai hoặc đang cho con bú không nên hấp thụ lượng caffein quá nhiều mỗi ngày. Nguyên nhân là bởi khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được truyền dẫn tới thai nhi, qua đó có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Với trà hoa cúc, tuy mang trong mình rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cho mẹ bầu có giấc ngủ ngon và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa nhận định được tính an toàn của loại trà này đối với sức khỏe của mẹ bầu, vì thế phụ nữ khi mang thai tốt nhất là hạn chế sử dụng trà hoa cúc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Uống trà hoa cúc có lợi sữa không?
Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng trà hoa cúc có tác dụng lợi sữa, nhưng vẫn có thể dùng thức uống này để cải thiện sức khỏe và ổn định tinh thần của mẹ bầu. Phụ nữ sau khi sinh thường có sức khỏe yếu, tinh thần chưa ổn định vậy nên uống trà hoa cúc có thể cải thiện được tình trạng này.
Trà hoa cúc để được bao lâu?
Đặc tính của trà rất dễ hút ẩm và hút mùi, vậy nên nếu muốn bảo quản trà trong thời gian dài thì cách tốt nhất là đựng trong hũ thủy tinh, hũ nhựa để tránh hiện tượng bị oxi hoá, làm giảm độ ngon của trà. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để tăng thời gian sử dụng của trà mà không phải lo ngại về việc mất đi chất dinh dưỡng trong đó.
Trà hoa cúc uống lạnh được không?
Trà khi pha chế ở nhiệt độ nước sôi (100 độ) sẽ cho ra trọn vẹn hương vị và những chất dinh dưỡng chứa trong nó. Nếu để trà nguội trong thời gian dài thì hương vị và các chất bổ dưỡng sẽ mất dần đi, do đó sẽ không thể hưởng trọn đầy đủ những tinh túy có trong thức uống nữa.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5