17 Lợi ích sức khỏe từ lá hẹ chưa ai nói cho bạn biết

Lá hẹ có giúp hạ sốt?

Lá hẹ không những được giới chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích khác trong việc điều trị một số bệnh phổ biến hiện nay. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về bản chất và những công dụng bất ngờ từ loại lá này nhé.

Bản chất của lá hẹ? Thành phần dinh dưỡng

Lá hẹ thuộc một phần của cây hẹ, nhiều dược tính và có mùi hương đặc trưng. Loại cây này thường được trồng ở khắp các vùng miền nước ta; ngoài ra nó cũng rất dễ trồng và mau phát triển mà không cần bất kì tác động kích thích sinh trưởng nào.

Thành phần dinh dưỡng

Lá hẹ chứa rất nhiều thành phần chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, bên cạnh đó còn có một số khoáng chất thiết yếu khác như pyridoxin, sắt, đồng, canxi,… có tác dụng trị triệt để một số chứng bệnh như nhức răng, ho do cảm lạnh, đau họng, tiểu đường… 

Đặc trưng của hẹ có vị cay là bởi có chứa chất sulfide, chất này có khả năng diệt khuẩn tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, thành phần nước trong lá hẹ chiếm tới 85%, hơn nữa vừa là nguồn cung cấp các chất sắt, potassium và một vài vitamin phong phú.

Lá hẹ và công dụng từ lá hẹ

Những công dụng của lá hẹ

1. Lợi cho bổ thận, tráng dương

Bản chất đặc trưng của lá hẹ vốn có tính ôn, vị cay rất thích hợp cho khả năng bổ thận, tráng dương. Đặc biệt là với hoạt động sinh lý ở nam giới.

2.Có ích cho gan

Những thành phần đặc biệt như tinh dầu và sulfide tạo ra mùi vị cay của lá hẹ còn có tác dụng điều khí dưỡng gan, kích thích người kém ăn. Ngoài ra còn giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Nâng cao sức đề kháng

Bên cạnh đó chất sulfide có sẵn trong lá hẹ có công dụng kháng viêm rất tốt; hơn nữa lá hẹ còn có thể diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị ho, bạn có thể hấp lá hẹ với mật ong, thêm vào một ít đường phèn để trị bệnh thay cho thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả rõ rệt.

Lá hẹ giúp nâng cao sức đề kháng

4. Tác dụng nhuận tràng

Khi ăn lá hẹ sẽ kích thích nhu động của đường ruột, giúp nhuận tràng tốt hơn. Đó là bởi vì hẹ chứa trong mình một lượng lớn vitamin và chất xơ hòa tan. Bên cạnh việc điều trị táo bón hiệu quả, loại lá này còn giúp cơ thể phòng tránh ung thư đường ruột.

Áp dụng công thức pha chế sau: Lấy hạt hẹ đem rang cho vàng đều, sau đó giã nát phần hạt này ra rồi chắt lấy nước uống, mỗi lần sử dụng khoảng 5g. Thêm vào nước sôi chia uống thành 3 lần/ngày, kiên trì áp dụng công thức trên liên tục 10 ngày sẽ cho thấy hiệu quả.

5. Hanh thông khí huyết

Ưu điểm nổi bật ở vị cay của hẹ có tác dụng kích thích hoạt huyết, hanh thông mạch khí; từ đó có thể trị các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.

6. Làm đen tóc

Các dưỡng chất khác trong lá hẹ có khả năng kích thích chức năng hoạt động hệ thống tyrosine trong các tế bào giúp làm đen tóc. Từ đó, chúng sẽ tiết chế các sắc tố đen ở chân tóc, loại bỏ các đốm trắng trên bề mặt da và mang lại sự bóng mượt cho mái tóc.

7. Ngừa nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy

Lấy một ít lá hẹ ép thành nước, sau đó lấy phần nước ép nhỏ từ từ vào mũi giúp trị trường hợp cảm nắng. Hoặc có thể hơ nóng hẹ trên lửa, bôi lên chỗ bị mẩn đỏ, vùng da gây ngứa ngáy sẽ giúp sát khuẩn, giảm thiểu biểu hiện của triệu chứng.

8. Giảm huyết áp và cholesterol

Có tác dụng như tỏi, trong thành phần của hẹ có chứa chất allicin – có tác dụng ổn định huyết áp và ức chế quá trình hình thành cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, loại hoạt chất này cũng có đặc tính kháng khuẩn và diệt nấm, giúp cơ thể tăng cường lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa.

9. Trị chứng cảm mạo, ho do lạnh

Nếu bạn gặp phải chứng cảm mạo hoặc bị ho kéo dài do lạnh. Có thể áp dụng bài thuốc sau đây. Nguyên liệu bao gồm 250g lá hẹ, 25g gừng tươi; đem tất cả hấp chín, có thể cho thêm ít đường để tạo thêm hương vị cho thức uống. Sau cùng bạn có thể sử dụng phần cái còn lại, lấy uống nước. Thực hiện bài thuốc này liên tục trong 5 ngày sẽ cho thấy kết quả rõ rệt.

10. Làm dịu cơn nhức răng

Khi bị lên cơn nhức răng. Hãy lấy một nắm hẹ (sử dụng luôn cả rễ), rửa sạch rồi giã nát ra. Lấy phần bã đắp lên chỗ nhức răng, kiên trì sử dụng phương pháp này liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Lá hẹ giúp làm dịu cơn nhức răng

14. Điều trị bệnh đái tháo đường

Với những người bị bệnh đái tháo đường, tốt nhất hãy nên bổ sung lá hẹ vào khẩu phần ăn của mình, có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Chỉ cần 100-200g rau hẹ, bạn có thể dùng làm nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn.

Lưu ý khi chế biến nên cho ít muối ăn để nêm nếm gia vị. Hoặc làm món canh với 150g củ rễ hẹ, 100g thịt sò, nấu chín và ăn thường xuyên. Những món ăn thật sự có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh đái tháo đường kinh niên, bị suy nhược cơ thể.

15. Trị chứng ho do cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

16. Tăng cường thị lực

Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

17. Chữa bệnh trĩ

Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).

Một vài lưu ý khi chế biến lá hẹ

  • Khi đã chế biến rồi thì nên dùng ngay trong ngày, tránh để qua đêm vì khi đó sẽ mất hết các chất dinh dưỡng.
  • Hẹ thích hợp để ăn cùng với những loại thịt có chứa hàm lượng B1 phong phú như thịt lợn, đây là cách ăn nhiều dinh dưỡng nhất.
  • Tuy nhiên chất sulfide gặp nóng thì dễ gây tác dụng phụ. Do đó, trước khi xào nên cắt nhỏ hẹ, xào lửa to và thao tác thật nhanh. Nếu để quá lửa sẽ mất đi hương vị đặc biệt của hẹ.

 Những món ăn ngon kết hợp với lá hẹ

Nói đến ẩm thực, có vô vàn món ăn được chế biến cùng với lá hẹ đem lại phong phú cho bữa ăn và đầy bổ dưỡng. Sau đây là một vài món ăn Madefresh giới thiệu, hy vọng sẽ giúp bạn tham khảo và áp dụng chế biến trong bữa ăn hằng ngày.

Những món ăn ngon được chế biến từ lá hẹ như: Canh lá hẹ với đậu hũ, trứng rán lá hẹ, cháo hẹ,..

Những điều cần biết về lá hẹ

Công dụng của lá hẹ hấp đường phèn

Từ thời xưa đến nay, phương pháp hấp lá hẹ với đường phèn được xem là bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả và cực kì an toàn. Nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng ở trẻ còn yếu, chưa phát triển hết nên rất dễ bị ho.

Lá hẹ có hạ sốt?

Nếu trẻ nhỏ bị sốt cao, có thể làm nước ép từ lá hẹ cho bé uống để làm dịu cơn sốt tức thời. Công dụng này cũng đã được Đông y áp dụng từ thời xưa và cho đến hiện nay vẫn còn phát huy được hiệu quả của nó.

Lá hẹ có giúp hạ sốt?

Lá hẹ có phải là hành?

Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa lá hẹ và hành. Thực tế 2 loại lá này là hoàn toàn khác nhau, điểm khác biệt co thể thấy rõ nhất chính là phần rễ của chúng, ngoài ra hình dạng của phần lá nếu nhìn kỹ sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Lá hẹ ăn với gì?

Trong ẩm thực, lá hẹ có thể được dùng để chế biến trong rất nhiều món ăn thông thường. Một số món ăn có thể kể đến như: Tôm và mực xào hẹ; canh hẹ nấu thịt và đậu hũ; riêu cua nấu hẹ; canh hẹ nấu trứng;…

Ăn lá hẹ sống có tốt không?

Hoàn toàn có thể ăn trực tiếp lá hẹ để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý rửa thật sạch trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh khỏi trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.

Lá hẹ kỵ gì?

Đây cũng là vấn đề mà ít ai quan tâm đến vì những công dụng và lợi ích từ loại lá này quá nhiều. Khi chế biến lá hẹ kết hợp với các món ăn thông thường, bạn nên chú ý tuyệt đối không chế biến cùng với mật ong hoặc thịt bò. Đây là sự kết hợp không mấy là khả quan vì khi đó sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Lá hẹ có tiêu đờm không?

Câu trả lời là có. Bản thân trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực kì tốt. Thêm vào đó là vị cay do chất sulfide tạo ra có khả năng tiêu đờm một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá hẹ để ép thành nước uống hoặc chế biến trong các món ăn để hỗ trợ điều trị triệu chứng trên.

Lá hẹ có trị sổ mũi?

Với các loại bệnh cảm, ho sốt, sổ mũi thông thường thì lá hẹ chính là một trong những vị thuốc chữa trị được ưa dùng nhất hiện nay. Một phần là nhờ có vị cay tự nhiên của lá hẹ và một số hoạt chất kháng viêm tốt, từ đó có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể tránh khỏi những tác hại của vi khuẩn bên ngoài môi trường.

Lá hẹ có chất gì?

Trong lá hẹ có chứa chủ yếu là các vitamin nhóm B1, A, C và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra đặc biệt hơn là trong loại lá này còn chứa các chất kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng tốt.

Lá hẹ có mùi gì?

Về lá hẹ, loại lá này có mùi thanh đặc trưng riêng của nó. Ngoài ra còn có vị cay do chất sulfide tạo nên. Cũng nhờ vào những đặc trưng riêng này mà lá hẹ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ăn lá hẹ nhiều có tốt không?

Việc ăn nhiều hẹ cũng sẽ giúp bồi bổ cho cơ thể thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu; tuy nhiên trong một số trường hợp bị mẫn cảm với những thành phần của lá hẹ, bạn nên cân nhắc việc sử dụng loại lá này. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý về cách sử dụng và liều lượng dùng cho mỗi ngày để tránh mắc phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua