Dấu hiệu bệnh thiếu máu, những thực phẩm giúp bổ sung máu

Triệu chứng thiếu máu

Bệnh thiếu máu được xem là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay, và thường hay xảy ra ở đối tượng là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Với loại bệnh này trong trường hợp nhẹ sẽ có thể cải thiện được qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng bằng những loại rau củ quả bổ dưỡng.

Bệnh thiếu máu là gì?

Khi một người mắc bệnh thiếu máu, lúc này lượng tế bào hồng cầu; huyết sắc tố (hemoglobin) hoặc khoáng chất sắt bị thiếu hụt so với mức quy định. Hiện tượng này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng oxy, dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng thiếu máu

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Thiếu chất sắt: Nguyên nhân này là do ảnh hưởng của một số bệnh lý gây mất máu như giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ…

  • Thiếu acid folic: thường hay xảy ra ở những người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, sử dụng thuốc ngừa thai nhiều…

  • Tán huyết miễn dịch: Trong cơ thể có chứa một loại kháng thể khác thường hay chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị tổn hại dẫn đến hiện tượng thiếu máu.

  • Suy tủy xương: Nguyên nhân này khiến cho cơ thể không thể sinh ra đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Có thể do ảnh hưởng bởi sự nhiễm trùng, hóa chất, di truyền,…

  • Suy thận mạn: Tình trạng này gây ra hiện tượng tế bào cạnh cầu thận bị hao hụt, từ đó làm cho lượng Erythropoietin trong cơ thể giảm thấp.

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Những người trong tình trạng thiếu máu thường sẽ có những dấu hiệu dễ thấy rõ sau đây:

  • Làn da và niêm mạc trở nên xanh xao, thiếu sức sống.
  • Thường hay bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
  • Cảm giác chán ăn; sau khi ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, tim đập mạnh liên hồi.
  • Ở phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.

Bệnh thiếu máu là gì

Vậy phải ăn loại thực phẩm nào để có thể bổ sung máu và giúp cải thiện tình trạng của bệnh? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất trong thời gian gần đây, dưới đây là một số thực phẩm mà Madefresh muốn giới thiệu đến bạn sẽ giúp bổ sung lượng máu cần thiết và hỗ trợ điều căn bệnh này một cách hiệu quả

Những thực phẩm nên ăn để bổ sung máu

1. Quả Lựu

Đây được xem là một trong những loại quả rất tốt dành cho những người thường hay bị thiếu máu. Lý do là bởi trong thành phần của loại trái cây này có chứa dồi dào chất sắt, vitamin A, C và E. Ngoài ra còn có loại hoạt chất Axit ascorbic giúp cho việc hấp thụ lượng sắt của cơ thể được tốt hơn và đồng thời kiểm soát lưu thông máu. Vì thế việc bổ sung quả Lựu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày là điều tất yếu cho những người bị thiếu máu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự pha cho mình 1 ly nước ép lựu để thay đổi khẩu vị hằng ngày.

2. Quả Chuối

Loại quả này cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng thiếu máu mang lại hiệu quả cao. Hàm lượng chất sắt trong Chuối cũng khá là cao cùng với các dưỡng chất khác góp phần tạo ra axit folic; một phần là nhờ vào lượng vitamin B complex thiết yếu giúp hình thành nên các tế bào hồng cầu.

3. Quả Táo

Về những lợi ích mà loại quả này mang lại thì không ai có thể phủ nhận được. Trong đó cũng có tác dụng bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể. Ngoài nguồn chất sắt dồi dào trong nó, Táo còn chứa đựng vô vàn dinh dưỡng khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích hoạt động của một số cơ quan khác trong cơ thể.

Táo giúp bổ sung máu

4. Quả Mận

Quả Mận được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin C và sắt, từ đó có thể tăng cường huyết sắc tố trong cơ thể. Ngoài ra, loại Mận khô cũng là một nguồn cung cấp cmagie phong phú, qua đó có khả năng đẩy mạnh quá trình sản xuất hồng cầu. Hơn nữa magie cũng có thể kiểm soát sự vận chuyển oxy trong cơ thể.

5. Quả Cam

Cam cũng là loại quả không thể thiếu trong danh sách này, đó là vì nguồn vitamin C phong phú có sẵn trong nó là điểm nổi bật nhất về loại quả này. Hơn nữa, cơ thể cũng không thể hấp thụ chất Sắt hoàn toàn nếu không có hỗ trợ từ vitamin C. Vì thế việc sử dụng loại thực phẩm này được xem là điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

6. Quả Đào

Đào bổ sung máu cho cơ thể

Loại quả này ngoài việc ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu bị lỗi mà còn có tác dụng giảm cân một cách hiệu quả; đồng thời còn giúp cải thiện làn da và tăng cường thị lực.

7. Nho khô

Trong nho khô chứa đựng hàm lượng cao khoáng chất sắt và đồng, và bên cạnh đó cũng có khá nhiều loại dưỡng chất vitamin B complex. Đây được coi là các chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu. Vì thế hãy tập cho mình thói quen ăn nho khô thường xuyên sẽ có thể điều trị tốt bệnh thiếu máu và đồng thời còn đẩy mạnh quá trình đông máu để chữa lành các vết thương.

8. Cà chua

Trong cà chua có thành phần chính là vitamin C mang tác dụng hỗ trợ khả năng hấp thụ chất sắt cần thiết cho cơ thể. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da. Loại quả này còn có chứa chất lycopene, đây là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư.

9. Mơ khô

Mơ khô là một loại trái cây bổ máu mà bạn nên thêm loại trái cây này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Mơ khô là loại quả có hàm lượng chất sắt cao giúp hỗ trợ tạo hồng cầu, đồng thời chứa nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho máu mà tốt cho hoạt động của tim và cơ bắp.

10. Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây không chỉ giúp giải nhiệt cho cơ thể mà còn có chứa nhiều chất sắt, vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Với những dinh dưỡng này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có các thành phần dinh dưỡng giúp chống lại các bệnh về huyết áp, bệnh thận và lợi tiểu.

Dưa hấu giúp bổ máu

Những thực phẩm cần kiêng cử khi bị thiếu máu

Đồ uống có cồn: Nếu sử dụng những thức uống có cồn như rượu, bia,… sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu folate và chất sắt của cơ thể.

Đồ uống có cồn

Gluten: Ở những trường hợp người mắc bệnh Celiac, khi sử dụng các loại thực phẩm như lúa mỳ, lúa ạch, các loại ngũ cốc,… sẽ hình thành ra hoạt chất gluten. Đây là loại hoạt chất có khả năng ngăn cản quá trình hấp thụ folate và sắt.

Axit phytic: Đây là một trong những hoạt chất sẽ gây tác động tới chất sắt có trong hệ tiêu hóa và làm ức chế quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Axit phytic thường có nhiều trong các lớp vỏ của các loại hạt và ngũ cốc như gạo nâu, các loại hạt đậu, lúa mì nguyên cám…

Tannin: Loại chất này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt. Đặc biệt Tannin thường sẽ có nhiều trong các loại đậu, cải bó xôi, rau ăn lá có màu xanh đậm.

Chất sắt cần thiết cho cơ thể

Canxi: Việc sử dụng những loại thực phẩm có chứa cả 2 chất canxi và chất sắt là điều nên tránh vì canxi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Để giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, bạn nên sử dụng những thực phẩm có chứa một trong 2 loại chất này vào mỗi thời điểm khác nhau.

Ngoài ra cũng cần phải lưu ý về việc sử dụng một số thực phẩm cần kiêng cử khi bị bệnh thiếu máu; lý do là vì những thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể kể cả trong thời điểm bệnh tình đã khỏi.

Trên đây là một số chia sẻ mà Madefresh muốn gửi đến bạn, đặc biệt là những người đang trong tình trạng bị thiếu máu. Với những gợi ý về thực phẩm nên ăn hay cần phải kiêng sử dụng những loại thực phẩm gì, bạn có thể hiểu rõ hơn được cách bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể qua đó sẽ có thể cải thiện được bệnh tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua