Từ thời xưa ông bà ta đã sử dụng Sả như loại gia vị thiết yếu trong hầu hết các món ăn truyền thống của người Việt. Ngoài ra nó còn là nguyên liệu có ích trong việc bào chế các loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và điều trị một số căn bệnh thông thường. Thậm chí là hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư mãn tính.
Nội dung chính
Tổng quan về cây Sả
Cây Sả thường được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Đây là một trong những loại cây dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm nên ít gây tốn kém về kinh tế. Trong chế biến ẩm thực thì Sả luôn là thành phần không thể thiếu trong các món ăn; gia vị này mang đến sự phong phú trong hương vị và cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe.
Về đặc tính thì Sả có tính ấm, vị the và mùi hương cay nồng; cũng chính nhờ đặc trưng riêng biệt này mà Sả được áp dụng trong các phương pháp trị liệu các bệnh cảm cúm, bệnh đường hô hấp mang hiệu quả cực kỳ tốt. Trong Đông y còn sử dụng Sả như một loại nguyên liệu chính trong các bài thuốc điều trị các triệu chứng như mất ngủ, đau nhức xương khớp, viêm nhiễm, đau bụng trong thời kì kinh nguyệt,…
9 Tác dụng của cây Sả đối với sức khỏe
1. Phòng ngừa bệnh ung thư
Theo các nhà khoa học chứng minh rằng, hàm lượng cao hợp chất beta-carotene cùng với một số chất chống oxi hóa mạnh như citral có khả năng loại bỏ các tế bào gốc tự do, qua đó ngăn chặn hiệu quả sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gây hại cho cơ thể.
Trên thực tế, những người thường xuyên sử dụng Sả sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư ít hơn những người bình thường; đồng thời còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
2. Cải thiện hệ tiêu hóa
Pha chế những loại trà từ cây Sả hoặc tinh dầu được chiết xuất từ Sả sẽ có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa; bên cạnh đó còn giảm thiểu các triệu chứng khác về ruột như đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa,…
Ngoài ra trong loại tinh dầu từ Sả có khả năng duy trì ổn định quá trình co thắt của các cơ dạ dày, thông qua đó giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến đường ruột. Đặc biệt chú ý với chứng táo bón nếu có biểu hiện sốt thì không nên dùng loại nguyên liệu này để tránh khiến cho bệnh tình nặng thêm.
3. Chữa trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng
Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa hoặc có dấu hiệu đau bụng kéo dài, chỉ cần áp dụng bài thuốc sau: Lấy khoảng 30 – 50g cây Sả tươi đem nấu với nước đun sôi, có thể thêm vào vài muỗng cà phê đường để tạo vị ngọt. Cuối cùng chắt ra lấy nước và chia uống thành 2- 3 lần/ngày, lưu ý nên sử dụng khi nước còn nóng. Đối với những biểu hiện bội thực, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc rượu thì chỉ cần 6 – 12g cho mỗi ngày là đủ.
4. Thanh lọc cơ thể
Tác dụng lợi tiểu của cây Sả cũng được các chuyên gia dinh dưỡng nhận định mang lại hiệu quả tốt. Khi ăn Sả sẽ giúp kích thích quá trình đào thải độc tố và các tạp chất dư thừa trong thận, từ đó sẽ làm sạch và cải thiện hoạt động của thận. Tác dụng này còn có thể hỗ trợ điều trị tốt cho những người mắc phải bệnh gout nhờ việc giảm thiểu nồng độ acid uric thông qua quá trình đào thải.
Đặc biệt Sả cũng có thể giúp giải độc rượu khá tốt, chỉ cần dùng một nắm nhỏ Sả đem giã nát và nấu lấy nước uống là có thể giải rượu nhanh chóng và hiệu quả; khi đó người bị ngộ độc rượu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
5. Ổn định huyết áp
Một số tinh chất có trong Sả sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, rất tốt cho người bị huyết áp cao. Bên cạnh đó các hoạt chất từ chiết xuất của tinh dầu Sả còn có khả năng điều hòa lưu thông máu và cải thiện hoạt động của các thành mạch trong cơ thể, từ đó sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ xuất hiện những hiện tượng biến chứng về tim mạch. Đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp thì cách tốt nhất để cải thiện bệnh tình là pha cho mình một ly nước ép có chứa Sả.
6. Giúp giải cảm
Với phần lá của cây Sả cũng có tác dụng giải cảm tương tự như một số loại cây phổ biến khác như tía tô, chanh, bạc hà,… Khi bị cảm cúm chỉ cần nấu nước với một ít lá Sả rồi chắt lấy nước uống trong một thời gian ngắn là có thể trị khỏi hẳn bệnh tình. Một phần là nhờ vị the, cay nồng của cây Sả giúp lưu thông đường hô hấp và nhất là chứng nghẹt mũi.
7. Trị chứng nhức đầu
Triệu chứng nhức đầu thường xảy ra ở những người hay làm việc với máy tính như dân văn phòng; người hoạt động với cường độ cao và suy nghĩ nhiều. Trong trường hợp này chỉ cần dùng lá Sả cùng với 3 – 4 củ tỏi, đem tất cả nấu nước để xông.
Ngoài ra có thể kết hợp với một số loại lá khác như tía tô, ngải cứu, húng quế để tăng thêm hiệu quả điều trị. Đây là một trong những bài thuốc dân gian có tác dụng làm dịu bớt cơn nhức đầu.
8. Hỗ trợ giảm cân
Ưu điểm nổi bật khác của Sả chính là tác dụng giảm cân mang lại hiệu quả rõ rệt. Tác dụng này cũng tương tự như với loại trái ớt, có khả năng đốt cháy lượng mỡ dư thừa và kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Ngoài ra khi hấp thụ các chất chống oxy hóa khác còn giúp cơ thể hạn chế sự hấp thụ chất béo từ các thực phẩm giàu calo. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng cho việc giảm cân hiệu quả và an toàn thì đây chính là một trong những thành phần không thể thiếu được.
9. Chăm sóc da tốt
Tác dụng này có được là nhờ trong thành phần của tinh dầu Sả có chứa các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn cao giúp duy trì cho làn da luôn mịn màng và sạch đẹp. Hạn chế được sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào da. Hơn nữa, đây còn là loại nguyên liệu tự nhiên được các nhãn hiệu chăm sóc sắc đẹp nổi tiếng áp dụng trong việc điều chế ra các sản phẩm trị mụn. Khả năng trị những nốt mụn cứng đầu từ Sả đã được giới chuyên gia nhận định mang lại hiệu quả tốt là nhờ đặc tính kháng khuẩn cao của 2 hợp chất Citral và Geraniol giúp loại bỏ mọi vi khuẩn gây tổn hại cho tế bào da.
Liều lượng và cách sử dụng
Tùy theo độ tuổi, thể trạng và cơ địa của từng đối tượng sử dụng mà liều lượng cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi cần phải lưu ý về liều lượng và sử dụng đúng cách tránh lạm dụng để không mắc phải những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất là bạn hãy nên gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về liều lượng dùng phù hợp với mình.
Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng cây Sả
Khi sử dụng Sả trong những bài thuốc dân gian thì bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
- Cần phải rửa thật sạch cây Sả trước khi dùng bằng nước sạch để loại bỏ mọi bụi bẩn, vi khuẩn còn đọng lại trên cây. Có thể dùng thuốc tím để làm sạch hơn ở phần rễ, vì đây là nơi mà đa số vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
- Cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng những bài thuốc đặc trị để tránh bị những tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra tùy theo cơ địa của mỗi người mà công hiệu của bài thuốc phát huy được tất cả; thậm chí nếu cơ thể không phù hợp với thuốc cũng sẽ gây ra những phản ứng phụ khác.
- Đặc tính của cây Sả là tính ấm, vị cay nên sẽ không thích hợp cho những người có cơ địa nóng trong người. Hơn nữa nếu sử dụng với liều lượng quá nhiều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, nồng độ axit dạ dày tăng cao gây khó chịu. Thậm chí còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể.
- Với những trường hợp bị cảm nhiệt, cảm nắng tốt nhất không nên dùng các phương pháp trị liệu hoặc bài thuốc được bào chế từ Sả để xông hoặc uống. Nếu sử dụng nhiều sẽ có thể khiến người bệnh bị hao khí và tân dịch.
Những câu hỏi liên quan đến cây Sả
Cây Sả có độc không?
Hầu hết các thành phần trong cây Sả đều không có hoạt tính gây độc, tuy nhiên với một số đối tượng cũng không nên dùng Sả dưới mọi hình thức. Đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người có cơ địa nóng trong người.
Cách pha chế tinh dầu Sả?
Nếu có thời gian thì bạn nên tự làm cho mình một loại tinh dầu Sả để sử dụng cho việc làm đẹp hoặc một số lợi ích khác. Sau đây là cách điều chế tình dầu Sả nguyên chất có thể làm tại nhà.
- Đầu tiên lấy một nắm nhỏ cây Sả lột sạch lớp vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại phần củ trắng ở bên trong; sau đó đem rửa thật sạch, đập nát dần phần thân. Lưu ý là không nên đập nát quá vì sẽ làm mất đi phần tinh dầu trong đó.
- Tiếp theo cho phần Sả cắt thành từng khúc vào một lọ thủy tinh đã được rửa sạch và lau khô.
- Hòa vào một hỗn hợp dung dịch bao gồm rượu và nước, pha chế theo tỉ lệ 1:1. Đổ loại dung dịch này vào lọ thủy tinh cho đến khi ngập đầy cây Sả.
- Cuối cùng đóng kín nắp lọ và bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ủ nguyên như vậy trong vòng 3 ngày. Sau khoảng 3 ngày bạn lấy hỗn hợp này đem đi xay nhuyễn và tiếp tục bảo quản trong lọ thủy tinh trong khoảng 3 tuần tiếp theo.
- Qua thời gian trên, thành phần tinh dầu của Sả đã được chiết xuất ra gần hết. Khi này muốn sử dụng bạn chỉ cần chắt lọc phần bã ra và lấy tinh dầu còn lại. Để có chất lượng tinh dầu tốt hơn thì bạn nên để bảo quản trong thời gian lâu hơn để tinh dầu có thể được kết tinh hoàn toàn.
Cây Sả có ưa nắng?
Khi trồng cây Sả tốt nhất là trồng ở những nơi ẩm mát vì khi đó cây sẽ phát triển nhanh hơn. Quan trọng là phần rễ phải luôn có độ ẩm và bóng râm nhất định để không bị mất dần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Cây Sả có đuổi rắn không?
Vị the, cay nồng của Sả ngoài tác dụng xua đuổi một số loài côn trùng mà thậm chí còn có thể xua đuổi được cả loài rắn. Các nông dân làm vườn thường trồng những bụi Sả xung quanh nhà cũng với mục đích là chống muỗi, côn trùng gây hại cho cây trồng và nhất là các loài rắn. Điều nay tất nhiên đã mang lại hiệu quả cực kỳ tốt.
Ăn Sả có tốt cho bà bầu?
Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào trong Sả cùng với một số hoạt chất thiết yếu khác mà đây được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. Các bà mẹ có thể bổ sung loại nguyên liệu này vào khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi, tránh được những bệnh tật về sau. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý về liều lượng sử dụng để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Ăn Sả sống có tốt không?
Cách sử dụng trực tiếp này cũng giúp cung cấp đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho người dùng và còn giúp điều trị tức thời các chứng bệnh cảm cúm thông thường. Tuy vậy cũng nên chú ý về liều lượng dùng và cần phải rửa thật sạch trước khi dùng để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5