Chúng ta thường biết đến khoai tây là một loại rau củ có chứa nhiều dưỡng chất cao với giá thành rẻ, được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong các cách chế biến món ăn. Có thể bạn chưa biết, trong khoai tây có chứa đến 78% là nước và 1% là muối vô cơ. Không chỉ là một loại thực phẩm có khả năng bổ sung tinh bột cho cơ thể khi năng lượng bị tiêu hao, khoai tây còn giúp cho hệ tiêu hoá chúng ta hoạt động tốt hơn.
Ngoài phục vụ cho các món ăn ngon miệng thì khoai tây còn mang nhiều công dụng bảo vệ cho sức khoẻ chúng ta. Vậy bạn đã biết hết những công dụng này chưa? Hãy cùng Madefresh xem qua những giá trị dưới đây mà khoai tây mang lại nhé!
Nội dung chính
Nguồn gốc và chất dinh dưỡng có trong khoai tây
Khoai tây có nguồn gốc xuất phát từ dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang nó đến châu Âu vào đầu thế kỷ 16. Hiện tại vẫn là một trong những cây lương thực chính của các nước trên thế giới.
Là nguồn cung cấp một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có khả năng tiêu hoá cao, vitamin C, protein, sắt, riboflavin và carbohydrate…
12 Tác dụng của khoai tây có lợi cho sức khoẻ
Lợi ích đối với sức khoẻ
1. Tốt cho xương
Chất sắt, phốt pho, canxi, magiê và kẽm trong khoai tây đều giúp cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc xương của bạn chắc khoẻ, giảm nguy cơ về các bệnh viêm khớp ở người lớn tuổi. Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phát triển collagen ở trong xương.
2. Điều hoà huyết áp
Một lượng natri nhỏ cho cơ thể là cần thiết để duy trì huyết áp khỏe mạnh, nhưng việc tăng lượng kali trong cơ thể cũng quan trọng không kém, kali có tác dụng giãn mạch, hoặc mở rộng các mạch máu. Theo nghiên cứu thì kali, canxi và magiê đều có trong khoai tây. Những điều này đã được tìm thấy để có thể giúp bạn làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
3. Chữa bệnh tim
Khoai tây có chứa cholesterol không? Không, trong khoai tây không có cholesterol. Để trả lời cho bạn về các thắc mắc khoai tây có thể chữa các bệnh về tim mạch hay không thì các thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi.
Bên trong khoai tây có chứa một lượng nhỏ chất xơ, chất xơ thúc đẩy làm giảm một lượng cholesterol có trong máu, do nguy cơ mắc các bệnh về tim sẽ giảm tối thiểu và ngăn ngừa làm vỡ các mạch máu. Thực tế, với chất anthocyanin có trong khoai tây có thể chống lại sự oxy hóa cho tim mạch và làm nên điều kỳ diệu cho trái tim của bạn. Chúng chứa các chất xơ, kali và vitamin C và B6 – tất cả đều tốt cho sức khỏe của tim.
4. Giảm viêm
Khoai tây có thể làm dịu các triệu chứng loét dạ dày, tá tràng và giảm axit dạ dày. Chúng cũng có thể làm giảm viêm các vấn đề viêm khớp vì có chứa một lượng lớn chất ginsenoside, có khả năng chống oxy hóa làm giảm tối đa các triệu chứng viêm trong cơ thể. Và choline là một trong những dưỡng chất quan trọng có trong khoai tây giúp cơ thể bạn duy trì cấu trúc của mảng tế bào và truyền xung thần kinh.
Thêm khoai tây vào chế độ ăn uống của bạn để giúp cơ thể khoẽ mạnh và ngừa bệnh, nhưng hãy nhớ rằng khi bạn ăn bất cứ thứ gì vượt quá mức độ trung bình thì chức năng có lợi cũng sẽ đều chuyển sang có hại. Điều độ là chìa khóa!
5. Cải thiện sức khoẻ não
Axit alpha lipoic, một loại enzyme đồng có trong khoai tây có thể giúp tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể, có tác dụng mang lại lợi ích lớn đối với bệnh nhân Alzheimer – hội chứng giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Một số vitamin và khoáng chất có trong khoai tây ảnh hưởng tích cực đến chức năng của não (bao gồm kẽm, phốt pho và phức hợp B). Vitamin B6 đặc biệt quan trọng để duy trì sức khỏe thần kinh và có tác dụng giảm stress, ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm.
6. Thúc đẩy quá trình tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ cao có trong khoai tây giúp dạ dày bạn tiêu hoá dễ dàng hơn, phục hồi nhanh chóng bệnh tiêu chảy. Khoai tây là một loại thực phẩm rất giàu kali, và đây là một khoáng chất bị mất rất nhiều trong quá trình bị tiêu chảy. Nước ép khoai tây sống kết hợp cùng các món canh chế biến từ khoai tây cũng là một trong những phương thức điều trị rối loạn dạ dày và giữ nước, thúc đẩy quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
7. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Theo một số nghiên cứu, nước ép khoai tây có thể hỗ trợ bạn giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Hàm lượng carb cao trong khoai tây, giúp nâng cao mức độ tryptophan, giúp tăng thêm và sản xuất ra chất serotonin bên trong cơ thể (Serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc). Sự tăng đột biến của serotonin này giúp bạn cải thiện được tâm trạng và giảm lo lắng.
8. Hạn chế bệnh mất ngủ
Bạn có biết? Tryptophan, được tìm thấy tự nhiên trong khoai tây, là một loại thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo giấc ngủ và thư giãn hơn. Ngoài ra, một thực tế nữa là thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate thường gây ức chế các kiểu ngủ thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em.
Lợi ích trong làm đẹp
Bạn có biết khoai tây nổi tiếng về khả năng tăng cường collagen tuyệt vời. Một mặt nạ khoai tây đơn giản có thể giúp điều trị mụn trứng cá và các tình trạng da khác như đốm đen và nhược điểm. Mang lại cho bạn là da khoẻ mạnh và sức sống.
9. Giảm nếp nhăn
Hàm lượng vitamin trong rau củ có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa rõ rệt từ khuôn mặt của bạn. Để loại bỏ các nếp nhăn, hãy thoa một ít nước ép khoai tây lên vùng bị ảnh hưởng và tự mình xem kết quả. Bạn cũng có thể áp dụng một số bột khoai tây ã được nghiền mịn trên da. Để trong khoảng 15-20 phút và rửa sạch bằng nước.
10. Tẩy tế bào chết cho da
Hơn nữa, khoai tây có thể làm nên điều kỳ diệu cho làn da của bạn từ bên trong, đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Khoai tây chứa các dưỡng chất chất chống oxy hóa và có thể áp dụng để tẩy các tế bào chết sần sùi có trên da. Thoa nước ép khoai tây lên mặt và cổ của bạn để loại bỏ các tế bào sần ra khỏi khuôn mặt của bạn. Làm điều này có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm trẻ hóa làn da của bạn. Với nguyên liệu tự nhiên có thành phần dịu nhẹ sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng da. Bạn có thể yên tâm sử dụng thường xuyên trong tuần.
11. Điều trị da khô
Với bản chất giàu vitamin C, khoai tây có thể giúp bạn điều trị da khô bằng cách nuôi dưỡng nó từ bên trong. Nghiền từ một đến nửa củ khoai tây pha cùng nửa muỗng cà phê sữa đông. Bôi trực tiếp lên khuôn mặt của bạn và để nó trong 20-25 phút. Rửa sạch với nước lạnh. Sử dụng điều này thường xuyên để có kết quả tốt hơn. Thật thú vị phải không?
12. Điều trị cháy nắng
Nước ép khoai tây hoặc chỉ hai lát khoai tây cũng có thể giúp điều trị cháy nắng hiệu quả. Lấy lát khoai tây, tốt nhất là được để lạnh và áp dụng nó trên các khu vực bị ảnh hưởng cháy nắng. Nếu bạn có một ít nước ép khoai tây, bạn cũng có thể chấm nó vào khu vực bị ảnh hưởng. Điều này sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và làm dịu cho làn da bị cháy nắng của bạn.
Những lưu ý khi sử dụng khoai tây
Khoai tây mọc mầm
Nhiều người trong chúng ta thường mắc sai lầm khi mua một túi khoai tây về sử dụng một ít và số còn lại để sau hơn 1 tháng. Bây giờ khoai tây khi qua một tháng sẽ có màu ngả xanh và mọc mầm. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng có màu xanh? Mọc mầm có gây độc không? Bạn có ăn được không?
Khoai tây chứa hai loại glycoalkaloids, cả hai đều là độc tố tự nhiên, được gọi là solanine và chaconine. Khi khoai tây bắt đầu mọc rễ và thân mới, da sẽ chuyển sang màu xanh nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chất diệp lục chịu trách nhiệm cho màu xanh của nhiều loại cây và không độc hại. Tuy nhiên, màu xanh lục của diệp lục là một dấu hiệu có thể chỉ ra rằng nó dư thừa glycoalkaloids.
Mầm khoai tây chứa cả solanine và chaconine, đều gây độc và dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Một số người cũng có thể bị đau đầu, đỏ bừng, sốt. Đã có một vài trường hợp tử vong do ăn khoai tây độc hại. Sự khởi đầu của các triệu chứng thường trong vòng một vài giờ nhưng có thể là trong một ngày. Đây là những điều bạn nên lưu ý và xem xét kĩ khi chế biến thực phẩm.
Không ăn vỏ khoai tây
Khi chế biến khoai tây, bạn nên để ý đến vỏ bên ngoài của củ, vỏ khoai tây có chứa một hàm lượng solanine, nếu bạn nạp một lượng lớn độc tố này vào cơ thể mình. nó có thể dẫn đến ngộ độc. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng bất thường, phải đến ngay bệnh viện gần nhà để khám, vì độc tố solanine có trong vỏ khoai tây có thể dẫn đến tử vong.
Không dùng khoai tây để lâu
Nên thận trọng vì khi khoai tây để quá lâu, chúng có thể gây độc cho cơ thể bạn. Khi chúng không được nấu trong một thời gian dài, chúng sẽ chảy xệ và phát triển một lớp nhăn và nhão ở bên ngoài vỏ. Ngoài ra, khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nó có thể đẩy nhanh quá trình sản xuất solanine trong chúng, khiến chúng trở nên có hại hơn cho bạn.
Những người không nên sử dụng khoai tây nhiều
Người mắc bệnh tiểu đường: Hạn chế ăn khoai tây với số lượng nhiều vì bản chất của khoai tây có chứa hàm lượng tinh bột cao. Chất carbohydrate trong khoai tây sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Phụ nữ khi mang thai: Phụ nữ trong thời kì mang thai không nên ăn quá nhiều khoai tây, sẽ dễ gây chứng đầy hơi, khó tiêu. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của cà mẹ và bé.
Bụng yếu: Đối với người có hệ tiêu hoá kém và mắc chứng tỳ vị không nên ăn số lượng lớn dễ gây tiêu chảy nhiều ngày.
Những thắc mắc liên quan đến khoai tây
Khoai tây nấu có để qua đêm được không?
Đó là điều không nên! Bạn nên vứt bỏ chúng trong trường hợp không ăn hết. Vì khoai tây được giữ qua đêm khi đã chế biến có thể bị biến chất dinh dưỡng, trở thành chất độc hại gây khó tiêu, nôn mửa. Hoặc tệ hơn là bạn sẽ gặp phải vấn đề vệ sinh thực phẩm, nó có thể gây ra bất kì mầm bệnh nào đó từ các sinh vật, côn trùng bám vào khoai tây.
Khoai tây xào cà chua có sao không?
Có rất nhiều nguồn tin cho rằng khoai tây kết hợp cùng cà chua có nguy cơ ngộ độc, gây ung thư ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Tuy nhiên sự thật là sự kết hợp này mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi. Theo nghiên cứu thì lượng kali có trong khoai tây và cà chua sẽ giúp làm giảm lượng muối dư thừa có trong cơ thể, phù hợp cho việc cải thiện bệnh tim mạch và huyết áp cao ở người lớn tuổi. Ngoài ra những món ăn chế biến từ khoai tây và cà chua còn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá khiến cho dạ dày hoạt động dễ dàng hơn.
Khoai Tây có ăn sống được không?
Khoai tây sống có nhiều khả năng gây ra các vấn đề khó tiêu hoá và độc tính. Lượng tinh bột kháng quá mức có thể gây ra khí, đầy hơi, tiêu chảy và chuột rút bụng. Những người có tình trạng tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, có thể không dung nạp được tinh bột kháng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày nếu bạn ăn một củ khoai tây sống có màu xanh hoặc đã mọc mầm. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiêu thụ một củ khoai tây sống, đừng chọn một củ đã được để lâu trong một thời gian dài hoặc bị hư hại, và nhớ gọt vỏ trước khi ăn.
Đắp khoai tây có hết thăm mắt không?
Khoai tây có tác dụng hiệu quả tốt trong việc làm chậm các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là nếp nhăn. Các chất chống oxy hóa trong rau củ, như vitamin C và các kháng tố cần thiết làm tăng sức đề kháng cho da. Vì vậy, nếu bạn muốn thoát khỏi những dấu hiệu lão hóa sớm, hãy đưa khoai tây vào chế độ chăm sóc da của bạn ngay cả trong ăn uống nhưng một cách điều độ.
Áp dụng nước ép khoai tây hoặc khoai tây cắt lát trực tiếp trên khu vực bị ảnh hưởng có thể xua tan quầng thâm. Tất cả bạn phải làm là gọt vỏ và cắt khoai tây sống thành những lát lớn và đặt chúng lên mắt trong 15 phút. Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho dưỡng chất thấm vào da. Làm điều này thường xuyên sẽ quầng thâm mắt của bạn giảm đáng kể. Một cách khác có thể giảm thiểu điều này là nghiền và ép lấy nước từ những lát khoai tây sống và sau đó thoa nước ép lên mắt bằng một miếng bông để làm mờ quầng thâm.
Nước ép khoai tây có hại hay không?
Ngoài việc mang lại hương vị tươi ngon trong các món ăn, còn có một số cách sử dụng khoai tây khác mà hầu hết chúng ta không biết đó là dùng nước ép của khoai tây để làm sạch đồ dùng bằng bạc, loại bỏ rỉ sét cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến da. Nước ép khoai tây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống bạn nếu bạn sử dụng nó một cách điều độ và bảo quản đúng cách.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5