Khi nói về cây Đinh Lăng chắc hẳn ít có ai hiểu rõ về loại cây này. Đặc biệt trong y học Đông y, Đinh Lăng được xem là thảo dược quý hiếm giúp chữa trị khá nhiều loại bệnh phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về loại cây này, Madefresh sẽ mang đến cho bạn những điều thú vị xoay quanh loại cây này nhé.
Nội dung chính
Cây Đinh Lăng là gì?
Cây Đinh Lăng ( hay còn gọi là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá), thuộc họ ngũ gia bì Aralliaceae. Phần rễ, vỏ, thân và lá thường được sấy khô hoặc phơ khô để pha chế thuốc; đối với củ có thể để khô hoặc tươi tùy theo nhu cầu sử dụng.
Về phần lá Đinh Lăng, hiện nay có tất cả 7 loại hình dạng đó là: Đinh Lăng lá nhỏ, Đinh Lăng lá to, Đinh Lăng đĩa, Đinh Lăng lá răng, Đinh Lăng lá bạc, Đinh Lăng lá vằn, Đinh Lăng lá tròn.
Các thành phần hóa học có trong cây Đinh Lăng
Trong cây Đinh Lăng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: Alcaloit, vitamin B1, Saponin, flavonoit, glocozit, tanit và một vài axit amin thiết yếu khác.
Một số công dụng của lá Đinh Lăng trong y học
1. Lợi sữa cho mẹ bầu
Các hoạt chất và vitamin cùng với acid amin chứa trong nước lá Đinh Lăng có thể giúp kích thích tuyến sữa hiệu quả đối với mẹ bầu trước hoặc sau thai kì. Bên cạnh đó, thức uống này còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho mẹ bầu sau khi sinh cơ địa còn rất yếu. Ngoài ra còn có thể nấu canh cá cho thêm lá Đinh Lăng ăn kèm sẽ tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
2. Trị chứng tắc tia sữa và đau nhức vú
Với những mẹ bầu sau khi sinh thường hay xảy ra trường hợp tắc tia sữa, thì việc uống nước lá Đinh Lăng sẽ giúp làm giảm rõ rệt tình trạng này. Cách thực hiện như sau:
Lấy 200g lá Đinh Lăng đem rửa thật sạch, sau đó hòa vào 1 lít nước sôi; chắt nước ra còn khoảng 1/2 lít để lấy nước uống. Khi cần sử dụng thêm phần còn lại có thể cho thêm nước sôi vào, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều lần vì sẽ không còn tác dụng nhiều cho những lần sau.
3. Phòng ngừa dị ứng
Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc hay bị dị ứng với một số loại thực phẩm thì có thể dùng nước lá Đinh Lăng để ngăn ngừa triệu chứng dị ứng. Đó là do bản chất của lá Đinh Lăng là giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Cách thực hiện:
Dùng khoảng 200g lá Đinh Lăng tươi đem rửa thật sạch. Hãm trực tiếp với 200ml nước sôi trong vòng 5 – 7 phút rồi sau đó chắt phần nước cốt để uống. Sử dụng thức uống này đều đặn mỗi ngày để giảm triệt để các triệu chứng dị ứng.
4. Điều trị bệnh huyết áp cao
Bên trong lá Đinh Lăng còn chứa những hoạt chất có công dụng giảm đau, thư giãn hệ tim mạch. Vì vậy, những người mắc phải bệnh cao huyết áp ở dạng nhẹ có thể dùng nước của loại lá này để cải thiện bệnh tình một cách hiệu quả.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều trong khoảng thời gian dài vì trong lá có chứa chất Saponin có khả năng làm tan máu.
5. Điều trị bệnh sốt siêu vi
Một trong những điểm nổi bật của lá Đinh Lăng chính là khả năng điều trị hiệu quả bệnh sốt siêu vi. Nhờ sự hoạt động của các chất chống viêm và diệt khuẩn có trong thành phần của lá có thể làm ức chế vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh và giảm sốt nhanh chóng.
6. Làm lành vết thương
Lấy một ít lá Đinh Lăng đem giã nát rồi bôi lên phần ngoài của vết thương sẽ giúp cho vết thương lành nhanh hơn và ngăn tình trạng chảy máu liên tục. Đây cũng là phương pháp chữa trị phổ biến được áp dụng từ thời xưa mà mọi người vẫn hay dùng.
7. Chữa trị đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt
Đối với phái nữ những người gặp phải trường hợp này nên dùng nước lá Đinh Lăng thường xuyên để giúp điều tiết khí huyết tắc nghẽn, rối loạn kinh nguyệt. Thêm vào đó, loại thức uống này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng lượng đường huyết và giảm thiểu nguy cơ đau bụng và cổ tử cung ở người phụ nữ sau thai kì.
Phương pháp thực hiện: Đầu tiên bạn cần phải chọn phần cành và lá của cây Đinh Lăng, sau đó rửa thật sạch và sao vàng những nguyên liệu này. Với mỗi ngày chỉ cần lấy một nắm lá và cành mang hãm trực tiếp với nước sôi. Duy trì áp dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ cho thấy kết quả rõ rệt.
8. Điều trị biểu hiện nhức mỏi chân tay
Hàm lượng vitamin B dồi dào chứa trong nước lá Đinh Lăng sẽ giúp cho những cơn nhức mỏi chân tay tan biến một cách nhanh chóng. Ngoài ra những chất dinh dưỡng khác có trong thành phần lá Đinh Lăng sẽ giúp đẩy nhanh cơ chế hồi phục của cơ thể, mang lại năng lượng dồi dào và tràn đầy sức sống.
9. Trị chứng ho, đau tức ngực
Khi có dấu hiệu ho hoặc đau tức ngực dai dẳng, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để cải thiện bệnh tình.
Nguyên liệu gồm có: 30g rễ, cành ,lá cây Đinh Lăng; vỏ cam, quýt, chanh mỗi loại 20g; 20g lá tre tươi; 30g rau má; 30g cam thảo dây; 20g rễ lá sài hồ.
Đem tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Pha chế và sử dụng bài thuốc này trong một thời gian ngắn sẽ đạt được kết quả rõ rệt.
10. Điều trị bệnh gout
Công dụng được xem là nổi bật, hữu hiệu nhất ở lá Đinh Lăng chính là khả năng trị bệnh gout. Khi sử dụng cần kết hợp với một số vị thuốc như cúc tần, cam thảo dây, cây xấu hổ để tăng tính hiệu quả trong việc điều trị chứng đau lưng và bệnh gout. Đem lá Đinh Lăng và các vị thuốc khác sắc lên lấy thuốc uống, với thức uống này nên chia thành 2 lần/ngày, uống thường xuyên cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.
11. Có lợi cho người bị mất ngủ
Tác dụng phổ biến này của lá Đinh Lăng vẫn đang được nhiều người quan tâm và áp dụng rộng rãi.
Nguyên liệu gồm có: 24g lá Đinh Lăng, 20g tang diệp, 20g lá vông, 12g tâm sen, 16g liên nhục,
Mang tất cả thành phần nguyên liệu đem sắc với 400ml nước đun sôi để uống. Chia uống thành 2 lần/ngày, nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn tối sẽ giúp cải thiện tốt chứng mất ngủ và hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.
12. Hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy
Ở những người mới khỏi bệnh thường hay có hiện tượng mệt mỏi, kém ăn, hệ thần kinh còn yếu. Nước lá Đinh Lăng sẽ là loại thức uống có khả năng bồi bổ sức khỏe hiệu quả giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.
Đó là nhờ các hoạt chất và vitamin có lợi chứa trong nước lá Đinh Lăng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng thức uống này để thay thế cho nước lọc thông thường vì có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn..
13. Ngăn ngừa hiện tượng co giật ở trẻ nhỏ
Một điểm cần lưu ý là trẻ nhỏ là thành phần đối tượng hạn chế tiếp xúc với thức uống lá Đinh Lăng. Vì thế cách tốt nhất là hãy lựa chọn những loại lá già lẫn non để lót vào giường trẻ nằm ngủ. Từ đó hiện tượng co giật ở trẻ nhỏ sẽ dần bớt hẳn.
Cách bảo quản nước lá đinh lăng
Thường thì lá Đinh Lăng sau khi được phơi khô sẽ dễ bảo quản dễ dàng và tốt hơn. Chính vì lý do đó mà nước lá Đinh Lăng sau khi sắc thành nước sẽ để được lâu hơn so với loại lá tươi.
Cách bảo quản tốt nhất lá Đinh Lăng đó là hãy bỏ lá vào trong chai thủy tinh kín, vì khi đựng trong môi trường kín đó sau này mang ra sắc nước uống sẽ không làm bay mất các thành phần dưỡng chất trong lá. Tuyệt đối không để nước lá Đinh Lăng ở môi trường bên ngoài, nhất là để qua ngày.
Với loại thức uống này không nên bảo quản trong thời gian dài, bảo quản tối đa chỉ nên từ 2 – 3 ngày trong điều kiện môi trường thích hợp
Một số thắc mắc về lá Đinh Lăng
Uống nước lá Đinh Lăng nhiều có tốt không ?
Trong nước lá Đinh Lăng có chứa hoạt chất Saponin có thể gây ra hiện tượng làm tan máu khi hấp thụ. Nhất là khi sử dụng với liều lượng quá nhiều. Vậy nên bạn nên điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống nước lá Đinh Lăng có tăng cân không ?
Nếu bạn đang tìm loại thuốc tự nhiên hỗ trợ việc tăng cân hiệu quả và nhanh chóng. Nước lá Đinh Lăng chính là loại thuốc hoàn toàn tự nhiên để giúp ích cho vấn đề này đấy. Đó là nhờ vào hàm lượng cao dưỡng chất và vitamin có trong thành phần của nước lá Đinh Lăng giúp kích thích khả năng ăn uống cho cơ thể. Thức uống này sẽ cho thấy kết quả rõ rệt nếu sử dụng đúng cách và liều lượng.
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5