11 Tác dụng của Nhân sâm, có thực sự tốt cho mọi người?

Bồi bổ sức khỏe

Là một trong những loại củ quý hiếm và bổ dưỡng nhất trên thế giới, Nhân sâm đã trở thành biểu tượng của sức khỏe và được bày bán rộng rãi khắp các quốc gia. Không chỉ mang đến nhiều bổ ích cho sức khỏe mà loại củ này còn giúp hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư mãn tính mang lại hiệu quả cao. Để biết thêm những điều bất ngờ khác về loại củ quý hiếm này, hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về bản chất thực sự của nó nhé.

Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của Nhân sâm

Nhân sâm là một loài thực vật thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Loài thực vật này đã được các nhà khoa học nhận định rằng đây là một trong những loại thuốc quý để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh phổ biến.

Trên thị trường hiện nay Nhân sâm được chia thành 3 loại chính là: Nhân sâm tươi, Hồng sâm, Bạch sâm. Với mỗi loại củ thì tác dụng và thành phần dinh dưỡng cũng sẽ khác nhau.

Nhân sâm là gì

Theo các tài liệu nghiên cứu thì trong thành phần của Nhân sâm có chứa hơn 30 loại saponin, các hợp chất Vitamin E, C và một số nguyên tố vi lượng khác như Kali, Mangan, Selen có ích cho sức khỏe người dùng.

11 Công dụng của Nhân sâm

1. Chống oxy hóa tốt, giảm viêm

Chiết xuất từ loại củ này có chứa lượng lớn chất Ginsenoside. Loại hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa tốt, qua đó sẽ giúp cơ thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào; đồng thời còn giảm thiểu các triệu chứng viêm trong cơ thể.

2. Cải thiện trí nhớ

Các nhà khoa học cho thấy hoạt chất Ginsenosides và hợp chất K trong thành phần dinh dưỡng của Nhân sâm có thể giúp bảo vệ bộ não và các tế bào hệ thần kinh tránh khỏi sự gây tổn hại của các gốc tự do hình thành trong tế bào não.

Bên cạnh đó còn giúp cải thiện trí nhớ và kích thích sản sinh hormone thần kinh tốt cho não. Điều này có tác động tích cực trong việc điều trị bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Hỗ trợ điều trị

3. Bồi bổ sức khỏe cho cơ thể

Việc ăn Nhân sâm sẽ góp phần bổ sung năng lượng dồi dào cho hoạt động của cơ thể, giúp tăng khả năng hồi phục sức khỏe cho người bị ốm bệnh hoặc người thường hay vận động nặng nhiều. Hơn nữa ăn Nhân sâm mỗi ngày còn có thể giảm mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng cho những bệnh nhân bị ung thư mãn tính.

4. Điều trị chứng rối loạn cương dương ở nam giới

Tác dụng này thấy được rõ nhất ở loại hồng sâm, đây được xem là vị thuốc được giới y học cô truyền áp dụng để bào chế ra loại thuốc trị chứng rối loạn cương dương. Khi hấp thụ vào cơ thể, các dưỡng chất có khả năng kích thích lưu thông máu đến bộ phận sinh dục, từ đó giúp cho khả năng hoạt động sinh lý ở nam giới được cải thiện và nâng cao chất lượng tình dục.

5. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

Một số thành phần hoạt chất chứa torng Nhân sâm khi hấp thụ vào cơ thể sẽ hoạt động như chất chống oxy hóa, làm ức chế sự hình thành và phát triển của một số vi khuẩn, vi rút gây hại cho tế bào khác; nhất là loại vi rút cúm hợp bào hô hấp (RSV). Thêm vào đó, các chiết xuất từ loại củ này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch của các tế bào biểu mô phổi, giúp nâng cao khả năng phòng chống các tác nhân gây hại và cho phổi luôn khỏe mạnh.

6. Giảm lượng đường huyết, trị bệnh tiểu đường

Tác dụng của hoạt chất Ginsenosides có trong Nhân sâm có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể thông qua tác động đến việc sản sinh loại chất insulin ở tuyến tụy. Bên cạnh đó còn cải thiện quá trình lưu thông máu và duy trì hàm lượng insulin ở mức ổn định, điều này có ích cho tình trạng bệnh của những người bị tiểu đường hoặc mắc phải các vấn đề về tim mạch.

7. Nâng cao hệ miễn dịch

Nhờ chứa dồi dào các dưỡng chất như Vitamin A, C và nguyên tố vi lượng khác mà Nhân sâm có thể giúp cơ thể có một hệ miễn dịch tốt và khỏe mạnh. Đối với những người bệnh vừa trải qua quá trình trị liệu bằng phương pháp hóa trị, việc bổ sung loại củ này cho cơ thể sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa chất gây ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể. Thậm chí, chiết xuất từ Nhân sâm còn được các chuyên gia đánh giá khá cao trong việc tăng cường công hiệu của các loại vaccin phòng ngừa cảm cúm.

8. Phòng chống bệnh ung thư

Ưu điểm của loại hoạt chất Ginsenosides trong Nhân sâm chính là vừa có tác dụng chống oxy hóa cao, vừa kích thích khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho các tế bào trong cơ thể. Qua đó các tế bào sẽ có thể tránh khỏi những tác hại gây ảnh hưởng xâm nhập từ bên ngoài, nhất là các nguyên nhân tạo nên những tế bào ung thư.

Bồi bổ sức khỏe

9. Đẩy mạnh quá trình lưu thông máu

Công dụng kích thích quá trình lưu thông máu của các hợp chất trong Nhân sâm cũng cho thấy được kết quả cao qua nhận định của các nhà khoa học. Hơn nữa việc lưu thông máu tốt cũng sẽ giúp cải thiện hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

10. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một số chất có trong chiết xuất từ Nhân sâm có khả năng làm dịu các biểu hiện stress, lo âu và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh. Khi đó sẽ giúp cho giấc ngủ được sâu và chất lượng hơn. Những người thường hay bị stress hoặc dễ bị mất ngủ thì cách tốt nhất là sử dụng loại nguyên liệu này thường xuyên để giúp hệ thần kinh luôn sảng khoái và cải thiện triệu chứng mất ngủ liên tục.

11. Hạn chế quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong Nhân sâm cùng với những nguyên tố vi lượng có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa tế bào diễn ra chậm hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của người dùng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nhân sâm

Đối với Nhân sâm tuy có khá nhiều tác dụng có ích cho sức khỏe nhưng có thể gây phản ứng phụ nếu bạn sử dụng sai cách hoặc dùng với liều lượng quá nhiều.

Gây rối loạn kinh nguyệt

Khi hấp thụ Nhân sâm đôi lúc sẽ có hoạt động với vai trò như hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ. Một số ghi nhận cho thấy phụ nữ trong thai kỳ đôi khi sẽ gặp phải hiện tượng chảy máu kinh không đều, rong kinh, đau tức ngực,… Để tránh mắc phải tình trạng này tốt nhất phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc khi cho con bú không nên sử dụng loại củ này.

Gây ra hiện tượng đông máu

Nhân sâm khi được hấp thụ chứa một số hoạt chất có thể gây ảnh hưởng đến tiểu cầu trong máu và gây ra hiện tượng đông máu. Vì thế, những người đang sử dụng thuốc chống loãng máu không nên dùng chung với loại củ này.

Làm giảm lượng đường huyết

Với những người có tiền sử bệnh huyết áp thấp thì cũng nên tránh việc sử dụng Nhân sâm, không khiến cho bệnh tình nặng hơn. Đặc biệt là với những người bị bệnh tiểu đường thường dễ xảy ra hiện tượng hạ đường huyết khi dùng loại củ này. Nguyên là bởi khi dùng chung với thuốc trị tiểu đường sẽ gây ra một số phản ứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, thậm chí là làm giảm lượng đường huyết xuống mức thấp hơn quy định.

Tác dụng giảm cân

Làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Những người có cơ địa mẫn cảm với thành phần của Nhân sâm thì tránh tiếp xúc loại của này. Ngoài ra cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận biết được những dấu hiệu dị ứng khi sử dụng.

Làm ảnh hưởng đến tâm lý

Nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể sẽ gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nhất là tế bào thần kinh tạo cảm giác hưng phấn, kích thích hoạt động não sẽ bị phản ứng tột độ gây ra bệnh thần kinh.

Những thắc mắc thường gặp về Nhân sâm

Ăn Nhân sâm có béo không?

Không những không gây béo phì mà loại củ này còn hỗ trợ cho việc giảm cân hiệu quả hơn. Cơ bản hầu hết các thành phần trong Nhân sâm không hề chứa chất béo và có chứa khá ít calo. Vậy nên bạn có thể bổ sung loại nguyên liệu này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để bồi bổ sức khỏe mà không phải lo ngại về việc tăng cân.

Nhân sâm có ăn sống được không?

Điều này là có thể. Để ăn trực tiếp thì bạn nên gọt bỏ phần vỏ bên ngoài và cắt thành từng lát mỏng. Đây cũng được xem là cách sử dụng mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên sẽ gây hại cho những người bị huyết áp cao hoặc đang trong tình trạng bị tiêu chảy do loại củ này có dược tính mạnh.

Có bầu ăn Nhân sâm được không?

Phụ nữ khi đang mang thai tuyệt đối không sử dụng loại củ này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Khi trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ còn trong tình trạng âm huyết suy, dương khí thịnh; do đó nếu ăn Nhân sâm sẽ có hiện tượng bị dư khí, gây ra bệnh thiếu máu.

Uống nhân sâm có mát không?

Ngoài việc bồi bổ dồi dào chất dinh dưỡng cho cơ thể, đây cũng là một trong những loại thức uống có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Một phần là nhờ tính vị làm mát cùng với những hoạt chất cải thiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thức uống này nếu không muốn bị phản ứng phụ gây hại cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua