8+ Lợi ích sức khỏe từ tỏi đen và những đặc trưng riêng

Tỏi đen giúp hồi phục sức khỏe

Khi nhắc đến tỏi trắng, chắc hẳn ai cũng biết rõ về những công dụng và lợi ích cho sức khỏe mà loại củ này mang lại. Nhưng với loại tỏi đen chắc chắn sẽ có ít người hiểu được tường tận những tác dụng đối với sức khỏe mà loại thực phẩm này mang lại. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu rõ hơn về loại củ này nhé.

Tỏi đen là gì

Tỏi đen là gì? Giá trị dinh dưỡng ra sao?

Tỏi đen được tạo thành qua quá trình nung nóng từ củ tỏi trắng; tiếp đến là giai đoạn lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ 60 – 90 độ C với độ ẩm ở mức từ 80 – 90%. Thêm vào đó, quá trình lên men cũng kéo dài từ 30 – 60 ngày. Tỏi đen do trải qua quá trình lên men nên hàm lượng các thành phần hoạt chất có trong nó cũng được tăng thêm nhiều so với loại tỏi trắng.

Một số hoạt chất thiết yếu như sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, nhất là hàm lượng hoạt chất SAC cũng được bổ sung hơn nhiều so với loại thường. Chính vì thế mà tỏi đen có tác dụng tốt hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn so với tỏi trắng.

8 tác dụng chính của tỏi đen đối với sức khỏe

1. Hỗ trợ hồi phục sức khỏe

Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp sau khi tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hồi phục tinh thần sau những cơn mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, cho giấc ngủ sâu hơn, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Tỏi đen giúp hồi phục sức khỏe

2. Kháng viêm, bảo vệ gan

Trong thành phần của tỏi đen bao gồm hoạt chất acillin mang tính kháng sinh như công dụng của loại tỏi thông thường. Chính nhờ nó mà tỏi đen có thể giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho cơ thể, phòng ngừa nhiễm trùng. 

Ngoài ra tỏi đen còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan. Do đó rất thích hợp cho những người hay mắc phải các loại bệnh về gan như viêm gan, xơ gan.

3. Nâng cao sức đề kháng

Một trong những ưu điểm của loại tỏi này chính là khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Với những người có sức đề kháng yếu do sử dụng nhiều hóa chất, sức khỏe yếu do ốm lâu ngày. Bên cạnh đó đối với những người bị cúm, tỏi đen còn hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

4. Ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh ung thư

Tỏi đen chứa hợp chất SAC – một loại hoạt chất có khả năng loại bỏ và ngăn chặn sự gây hại của các tế bào gốc, từ đó giảm thiểu sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, dịch được chiết xuất từ tỏi đen giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các loại bệnh ung thư thường gặp.

Tỏi đen ngăn ngừa ung thư

5. Cân bằng cholesterol trong máu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, tỏi đen có công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm mỡ máu, tăng lượng cholesterol tốt, kiểm soát tốt lượng đường huyết. Chính vì thế loại thực phẩm này rất thích hợp cho những người có nguy cơ cao mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch.

6. Phòng ngừa các bệnh mãn tính

Dựa trên những nghiên cứu khoa học chứng mình rằng tỏi đen chứa trong mình dồi dào các chất chống oxi hóa cao gấp hai lần so với loại thông thường. Nhờ đó mà giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác hại của môi trường; hơn nữa giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc các loại bệnh mãn tính thường gặp hiện nay.

7. Điều trị bệnh tiểu đường

Trong tỏi đen còn có các loại hợp chất như Diallyl Oxit Disulfua, Allyl Propyl Disulfua, Flavanoid có khả năng loại trừ hoạt tính gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể khi sản sinh ra Insulin và Glycation, những loại hoạt chất này được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường và bệnh hoạt tử.

8. Chống oxy hóa mạnh

Điểm nổi bật của thành phần có trong tỏi đen chính là hàm lượng dồi dào các hoạt chất chống oxy hóa cao, qua đó cơ chế đào thải các chất hấp thụ xấu đi qua thành ruột. Từ đó giúp tiêu giảm lượng cholesterol, lipit trong máu; ngoài ra còn kích thích lưu thông máu. Với những người hay uống rượu bia thì thực phẩm này rất thích hợp cho việc cải thiện sức khỏe.

Những điều cần biết về tỏi đen

Cách sử dụng

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, với một người bình thường thì có thể ăn 1 – 3 củ tỏi đen cho một ngày, tương đương khoảng từ 3 – 5g. Đặc biệt cần lưu ý không nên dùng quá liều lượng để tránh mắc phải một vài tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây là một số cách sử dụng mà bạn có thể tham khảo khi muốn chế biến loại tỏi này.

Ăn trực tiếp: Bình thường có thể ăn từ 2 – 3 cho mỗi ngày để bồi bổ đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đối với người già thì nên sử dụng từ 1 – 2 củ là đủ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tốt nhất là sử dụng riêng tỏi đen, vì nếu kết hợp với những thành phần nguyên liệu khác có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cách sử dụng tỏi đen

Ngâm với mật ong: Đầu tiên lấy khoảng 125–150g tỏi đen đem bóc lớp vỏ bên ngoài và cho vào lọ thủy tinh. Sau đó đổ mật ong vào cho đến khi ngập kín tỏi đen và để ngâm khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được. Tỏi đen khi kết hợp với mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt loại hỗn hợp này mang lại hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh,…

Ép lấy nước uống: Đầu tiên lấy 3- 5g tỏi đen đem đi xay nhuyễn, sau đó hòa thêm vào 1 chén nước ấm, cuối cùng chắt lấy nước uống.

Những trường hợp không nên dùng tỏi đen

  • Phụ nữ khi mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,… không nên dùng nhiều tỏi vì đặc tính của tỏi mang tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sinh nhiệt.
  • Những người bị dị ứng với thành phần của tỏi nếu sử dụng có thể gây triệu chứng ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Người dùng thuốc chống đông máu cũng không nên sử dụng nhiều vì sẽ có khả năng gây phản ứng với tác dụng của thuốc.
  • Những người mắc phải bệnh tiêu chảy nên hạn chế dùng loại thực phẩm này vì đặc tính nóng của tỏi có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột, nhất là với những người hay mắc phải các vấn đề về tiêu hóa.

Những lưu ý khi dùng tỏi đen

  • Người có vấn đề liên quan đến mắt, phụ nữ sau giai đoạn thai kỳ thường có mắc phải các triệu chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt. Nếu sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị lực và làm tổn thương mắt.
  • Người mắc bệnh về thận được khuyến cáo là không nên tỏi đen, lý do là bởi đặc tính của tỏi đen là vị hăng cay, vì thế những người đang trong quá trình điều trị bệnh về thận không nên ăn, khi đó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị dẫn đến những tác dụng ngoài ý muốn.
  • Những người thường dùng loại rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,… trong thời gian dài cũng nên lưu ý về liều lượng và cách sử dụng, tránh việc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khoẻ.
  • Tỏi đen cũng không dành cho những người bị tiêu chảy do đặc tính của nó sẽ làm tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, nặng hơn là làm tắc nghẽn đường ruột khiến cho bệnh tình tồi tệ hơn.

Những câu hỏi thường gặp về tỏi đen

Tỏi đen có vị gì?

Về tỏi đen thì có hai loại riêng biệt. Về hương vị thì thường có một loại vị ngọt, loại còn lại có vị chua ngọt. Điểm nổi bật ở loại tỏi này là không có mùi hôi và hăng như loại tỏi thông thường nên rất dễ ăn, phù hợp cho mọi đối tượng.

Ăn tỏi đen có tốt không?

Đối với các loại tỏi nói chung và tỏi đen nói riêng thì giá trị dinh dưỡng của mỗi loại là như nhau. Chỉ riêng tỏi đen thì qua quá trình lên men thì giá trị dinh dưỡng có trong nó được cho là cao hơn so với loại tỏi trắng thông thường. Vì thế bạn có thể sử dụng tỏi đen thường xuyên để giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mỗi ngày hoạt động.

Ăn tỏi đen có nóng không?

Theo các nghiên cứu cho thấy, tỏi đen có tính ôn, vị cay nóng nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ xảy ra hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể. Để có thể phát huy tốt tác dụng của nó thì tốt nhất bạn nên dùng 1 – 3 củ/ngày.

Ăn tỏi đen có giảm cân được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, loại hoạt chất Allicin có trong tỏi đen có khả năng làm hạn chế chứng thèm ăn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và tiêu thụ lượng chất béo dư thừa lên tới 40%. Vì thế dùng tỏi đen trong chế độ dinh dưỡng giảm cân cũng được cho là phương pháp hiệu quả cao.

Bà bầu có ăn tỏi đen được không?

Phụ nữ trong thai kỳ thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe là việc rất cần thiết. Vì thế bổ sung tỏi đen vào trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng là cách để nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý về liều lượng và cách sử dụng, hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh mắc phải những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Tỏi đen ăn lúc nào là tốt nhất?

Có thể sử dụng tỏi vào mọi thời điểm nhưng sẽ tốt hơn nếu ăn vào buổi sáng hoặc sau những bữa ăn nhẹ trong ngày. Không nên ăn khi bụng đói hoặc ăn quá nhiều trong mỗi lần ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIAO HÀNG HÀNG TOÀN QUỐC. NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN TIỀN Bỏ qua