Trong số những loại bệnh da liễu phổ biến hiện nay, dạng mụn cóc được xem là dạng bệnh lành tính không gây nguy hiểm gì nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu để trong thời gian dài mụn cóc sẽ có thể gây ra những biến chứng khác và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người mắc phải.
Nội dung chính
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc thực chất là một dạng tăng sinh bất thường trên làn da. Loại mụn này thường thấy rõ nhất ở trên bàn tay, chân hoặc một số vùng da có tiếp xúc nhiều; chúng thường có màu trắng và về kích thước thì loại mụn này có nhiều dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào yếu tố gây nên, tuy nhiên hình dạng thường thấy nhất ở loại mụn này chính là dạng hột cơm.
Nguyên nhân gây nên mụn cóc
Theo nhận định của các chuyên gia da liễu thì nguyên nhân chính gây nên mụn cóc là bởi vi rút HPV (Human Papilloma Virus) thuộc loại vi rút có ADN.
Ở loại vi rút này có nhiều dạng khác nhau và bên cạnh đó chúng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác liên quan đến bộ sinh dục hoặc trên các bộ phận cơ thể khác.
Sự hình thành và phát triển của loài vi rút này chính là từ các vết thương, vết trầy xước trên da; khi đó chúng sẽ xâm nhập qua những vết thương tổn này và gây viêm nhiễm khiến cho tế bào da bị biến đổi bất thường.
Phân loại mụn cóc
Khi loài vi rút HPV phát triển ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể sẽ làm hình thành nên những loại mụn cóc khác nhau. Một số loại mụn cóc thường hay mắc phải chẳng hạn như: mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng.
Loại mụn cóc thông thường sẽ dễ bắt gặp nhất ở phần da trên các ngón tay, bàn tay hay chân, lý do là bởi vi rút HPV sẽ dễ xâm nhập thông qua những vết xước, vết cắt… và gây nên tình trạng mụn này. Kích thước phổ biến ở dạng mụn này là chỉ khoảng 1 – 2mm, tuy nhiên trong một số trường hợp khác kích thước có thể lên đến vài chục mm.
Riêng với loại mụn cóc phẳng thường sẽ có hình dạng nhẵn hơn so với các loại mụn khác và hơn nữa kích thước chỉ ở khoảng 5mm. Với dạng mụn cóc phẳng thì ở mọi vùng da trên cơ thể đều có khả năng xuất hiện, và đồng thời còn có thể lây lan nhanh qua những vùng da khác.
Mụn cóc lây lan như thế nào?
Dạng bệnh này theo các chuyên gia da liễu nhận định rằng nguy cơ lây lan rất cao, hơn nữa về các yếu tố lây lan như tiếp xúc qua da giữa người với người, tiếp xúc với phần da bị tổn thương,.. còn khiến cho tình trạng mụn cóc làm ảnh hưởng nhiều hơn cho người bệnh.
Lý do là bởi loại mụn này xuất phát từ sự xâm nhập và gây hại của vi rút, vậy nên khả năng lây lan thông qua sự tiếp xúc các vật dụng cá nhân, giày dép, quần áo,… đều có thể khiến cho bệnh lây nhiễm cho nhiều người xung quanh.
Loại mụn này tuy không làm ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe người bệnh nhưng nếu để kéo dài tình trạng này cũng sẽ làm mất vẻ thẩm mỹ vốn có.
Đối tượng nào dễ bị mụn cóc?
Ở dạng bệnh này thì ở mọi thành phần đối tượng đều có thể mắc phải tuy nhiên ở đối tượng trẻ em hoặc thanh thiếu niên thường có nguy cơ gặp phải cao hơn.
Ngoài ra đối với những người có hệ miễn dịch kém hoặc đang mắc phải một số loại bệnh khiến sức đề kháng bị suy giảm như lupus ban đỏ, HIV/AIDS cũng sẽ có khả năng bị vi rút HPV xâm nhập và làm hình thành nên tình trạng mụn cóc.
Theo ghi nhận của các bác sĩ chuyên khoa thì ở các trường hợp người bệnh bị rối loạn chuyển hóa hoặc có dấu hiệu suy nhược thần kinh cũng có nguy cơ cao bị mụn cóc.
Cách trị mụn cóc hiệu quả tại nhà
Thường thì dạng mụn này sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng ít nhất 1 – 2 tháng, sau khoảng thời gian này sẽ bắt đầu có các nốt mụn nổi lên ở một số vùng da trên cơ thể.
Đa số thì trường hợp bệnh này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm hoặctự khỏi hẳn sau khoảng 2 năm, tuy nhiên bên cạnh đó ở nhũng trường hợp đặc biệt cũng có khả năng bị tái phát hay có hiện tượng lây lan ra những vùng da khác, khi này để có thể điều trị tận gốc mụn cóc cần phải áp dụng một số phương pháp điều trị.
Bên cạnh những phương pháp điều trị mụn cóc bằng hóa trị hoặc sử dụng thuốc thì bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa trị hiệu quả tại nhà sau đây:
Trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi được xem là một trong những nguyên liệu tự nhiên có khả năng trị mụn cóc hiệu quả nhất hiện nay và còn được nhiều người áp dụng.
Một phần là bởi trong thành phần chính của tỏi có chứa hoạt chất Allicin mang đặc tính kháng khuẩn, diệt nấm rất tốt. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng tỏi để trị mụn cóc cũng có thể giúp vùng da bị viêm nhiễm được lành lại nhanh hơn và đồng thời giảm thiểu nguy cơ mụn cóc tái phát.
Hằng ngày bạn chỉ cần giã nát một vài miếng tỏi nhỏ để lấy nước cốt, sau đó thoa đều lên những nốt mụn cóc và giữ nguyên trong ít nhất 2 giờ là được. Cuối cùng để cho nốt mụn được khô dần rồi rửa lại với nước ấm là có thể thấy được hiệu quả như mong đợi.
Việc sử dụng phương pháp này cần phải thực hiện một cách kiên trì trong thời gian dài thì kết quả mới thấy rõ được, ngoài ra nguy cơ tái phát cũng sẽ được giảm thiểu.
Trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh
Tuy phương pháp này còn xa lạ với nhiều người nhưng hiệu quả mà nó mang lại trong việc trị mụn cóc tương đối khá tốt. Trước khi sử dụng bạn nên lột vỏ chuối và lấy phần mặt bên trong vỏ chà xát nhẹ lên các nốt mụn vài lần là được.
Giữ nguyên như vậy qua đêm rồi rửa sạch lại với nước ấm để có thể loại bỏ lớp nhựa của chuối. Kiên trì áp dụng phương pháp này 2 lần/ngày liên tục trong vài tuần sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Ở lá tía tô cũng chứa đựng những thành phần kháng khuẩn, chống viêm rất tốt vậy nên việc sử dụng loại lá này để chữa trị mụn cóc cũng được xem là sự lựa chọn tối ưu. Đầu tiên cần giã nhuyễn lá tía tô rồi đắp lên vùng da có nốt mụn, sau đó nên sử dụng vải mềm hoặc gạc để cố định vết đắp.
Để có hiệu quả tốt, bạn nên đắp lá vào buổi tối trước khi đi ngủ và nằm thư giãn để lá tía tô được thấm đều và khô dần trên nốt mụn. Dùng phương pháp này vài lần các nốt mụn cóc sẽ có dấu hiệu teo dần và khỏi hẳn.
Sử dụng giấm táo để trị mụn cóc
Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm được tìm thấy ở giấm táo chính là nhờ vào thành phần axit malic và axit lactic, qua đó sẽ giúp cho mụn cóc được teo dần và đồng thời ngăn ngừa nguy cơ lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.
Kiên trì sử dụng giấm táo khoảng 3 – 4 lần/ngày liên tục trong vài tuần sẽ giúp tình trạng của bệnh tiến triển tốt hơn, các nốt mụn cũng sẽ tiêu giảm dần.
Trị mụn cóc bằng nha đam
Ngoài công dụng làm đẹo cho da thì nha đam cũng là một loại nguyên liệu mang lại lợi ích rất lớn trong việc điều trị mụn cóc. Khi sử dụng để chữa trị mụn cóc, bạn chỉ cần lấy phần nhựa của nha đam rồi thoa đều lên các nốt mụn, các hoạt chất axit trong nha đam sẽ giúp làm tiêu giảm nốt mụn và thúc đẩy quá trình hồi phục làn da một cách hiệu quả.
Các phương pháp kể trên chỉ mang lại hiệu quả cho những dạng mụn nhỏ hoặc ở giai đoạn đầu, riêng với những trường hợp để kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường khác cần phải được áp dụng các phương pháp điều trị sử dụng thiết bị như laser, hóa trị,… mới mang đến hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên trong số những phương pháp trị mụn cóc thì một số bài thuốc dân gian kể trên hầu hết đều ít gây ảnh hưởng nhiều tới người bệnh mà còn dễ tìm mua và sử dụng thường xuyên.
Những lưu ý khi chữa trị mụn cóc
Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp điều trị mụn cóc thì bạn cũng cần phải kết hợp với một số yếu tố khác để giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn bao gồm:
- Điều chỉnh một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy bổ dưỡng. Tăng cường bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu khác trong mọi bữa ăn để nâng cap hệ miễn dịch, ngăn ngừa được sự gây hại của vi rút HPV. Đồng thời hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, các chất kích thích hoặc thức uống có cồn.
- Ngoài ra cũng cần phải bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để giúp tăng cường quá trình chuyển hóa chất và đào thải độc tố trong cơ thể.
- Vệ sinh và chăm sóc da thường xuyên và đúng cách để tránh tình trạng da bị viêm nhiễm dẫn đến mụn cóc.
- Đối với những loại mụn dạng nặng hoặc có kích thước to nên tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng các biện pháp điều trị bằng thiết bị, hóa trị,…
Bài viết liên quan
Top 11 mỹ phẩm Nhật Bản được ưa chuộng trong năm 2021
Trong những năm trở lại đây, mỹ phẩm Nhật Bản đã và đang trở thành [...]
Th5
Top mỹ phẩm dành cho tuổi dậy thì hiệu quả và giá rẻ nhất 2021
Tuổi dậy thì – Là một trong những nỗi ám ảnh của hầu hết các [...]
Th5
Những thắc mắc xoay quanh gel rửa tay. Gel rửa tay có sạch không?
Như các bạn đã biết, trong mùa dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp [...]
Th5
Một số ưu, nhược điểm của sữa tắm khô bạn nên biết, cách sử dụng
Khi nhắc đến các loại dầu gội khô được bày bán trên thị trường hiện [...]
Th5
Điểm danh 7 loại dầu gội không chứa sulfate gây tổn hại tóc
Sulfate là gì? Sulfate có gây hại cho tóc không? Top 7 loại dầu gội [...]
Th5
Review mỹ phẩm Whoo có tốt không? Whoo hay Sulwhasoo tốt hơn?
Mỹ phẩm Whoo dành cho phụ nữ tuổi trung niên. GIúp lấy lại vẻ đẹp [...]
Th5